![]() |
GS Từ Chi - Ảnh: Lam Điền |
Nguyễn Từ Chi (1925-1995) (hay “ông Từ”, “cụ Từ”, “bác Từ”, “anh Từ”, như bạn bè và học trò thường gọi) là một nhà dân tộc học, dịch giả, biên tập viên và một người thầy.
Công trình để lại, tuy không nhiều và không có gì đồ sộ, nhưng những nghiên cứu của ông có giá trị khoa học cao, nhất là cụm bốn công trình đã được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh: Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ, Hoa văn Mường, Hoa văn các dân tộc Giarai – Bana, Người Mường ở Hoà Bình.
* 3 cảnh báo từ 25 năm trước
Do công tác điều tra dân tộc học, Từ Chi có đi điền dã Tây Nguyên một đôi lần. Theo GS Phạm Đức Dương, trong một chuyến đi khá lâu ở mấy tỉnh cao nguyên miền Trung cách đây ngót 25 năm, ông và nhiều nhà khoa học đã được Từ Chi nêu ba điều dự báo:
1. Rừng Tây Nguyên sẽ sớm bị phá trụi theo cách làm ăn của ngưòi di cư vốn là cư dân đồng bằng châu thổ, dựa trên phương thức canh tác cổ truyền là khai thác gỗ quý và các loại lâm thổ sản mà không mấy quan tâm đến bảo vệ rừng.
- “Ông (Từ Chi) là gương mặt lớn của dân tộc học VN” (diễn văn của Tổng Thống Cộng hoà Pháp Jacques Chirac tại lễ khai trương BTDTH VN). - “Ông là một bác học lớn của VN” (GS dân tộc học người Pháp Georges Condominas). |
3. Việc phát động “phong trào chống mê tín dị đoan, xây dựng nếp sống mới” vô tình đẩy các vị “Thần-Giàng” và đời sống tâm linh ra khỏi cuộc sống của đồng bào… thế tất mảnh đất tâm linh bị hụt hẫng, trống chỗ, trước sau cũng bị các niềm tin từ bên ngoài vào thế chân.
Ba cảnh báo quan trọng đó đều chưa được quan tâm xử lý, hoặc xử lý vụng về, non nớt, thiếu cơ sở khoa học. Đến nay những cảnh báo trên vẫn còn nóng hổi.
* Thanh toán sớm cho tôi. Lý do: đói”
TS Lưu Hùng (Phó GĐ Bảo tàng Dân tộc học) chỉ cho tôi một đoạn bút tích thú vị của cố GS Từ Chi như sau: “Xin gửi anh bản “le bam bou” (cây tre) mà Viện thông tin thông qua anh đặt tôi dịch ra tiếng Việt. Đề nghị anh báo cáo với đồng chí phụ trách mấy việc sau này: 1.Số chữ trong bản dịch 5656 từ Việt; 2.Xin thanh toán cho càng sớm càng tốt. Lý do: Đói; 3.Mà thanh toán bằng giá nào, chứ như giá cũ thì bỏ bố tôi. Thân mến/ Từ”.
Đoạn bút tích này được ông Lê Vĩnh (hiện đang sống ở Pháp, từng công tác tại Viện thông tin của VN) lưu giữ suốt mấy chục năm qua, mới trao lại cho bảo tàng khi biết có cuộc trưng bày về Từ Chi. Đọc đoạn bút tích này mới thấy hết hoàn cảnh khó khăn, gian khổ và điều kiện thiếu thốn của cuộc sống trước đây mà Từ Chi phải chịu đựng và khắc phục để sống và làm khoa học, nhưng lại làm rất thành công, rất xuất sắc.
Khi còn sống mong ước duy nhất của ông là “có hai chiếc áo, một chiếc mặc trên người, khi mở tủ ra chỉ còn chiếc kia, khỏi phải lựa chọn!”. Đời ông, hầu như đi làm khoa học bằng tay trái, chứ bây giờ các nhà khoa học chỉ ngồi chờ dự án, có kinh phí tài trợ mới làm, mà đi nghiên cứu theo kiểu “chuồn chuồn đạp nước”!
Có thể nói, trên mọi mặt đời sống, Từ Chi là người kiên định, chẳng mấy quan tâm đến chức quyền, danh vị. Ông sống một cuộc sống đạm bạc, thiếu thốn, ăn mặc xuyềnh xoàng. GS. Phạm Đức Dương nhớ lại. “Anh thường mặc chiếc áo chàm, đeo một chiếc túi vải bên hông, râu tóc để dài lơ thơ, trông như một ông già người dân tộc thiểu số. Có lần, anh bị người bảo vệ ở một trường Đại học không cho vào cũng chỉ vì bộ dạng “nhà quê” này”.
Còn đây là chân dung Từ Chi trong mắt PGS. TS Trần Lâm Biền: Nếu bạn có thể hình dung một bác đứng bơm xe ở góc đường phố, chỉ cần tưởng tượng thêm cái bụng là có được một Từ Chi rồi đó”…
Từ Chi là một nhà dân tộc học điền dã mẫu mực. Với ông, dân tộc học là học dân. Sống với người Mường (Hoà Bình) hàng chục năm để thu thập tư liệu, ông học nói tiếng địa phương, trò chuyện với ngưòi dân, gây dựng và duy trì mối quan hệ thân thiết với các gia đình.
Tất cả những điều học hỏi và quan sát được ông ghi chép cặn kẽ, viết thành những mô tả chi tiết trong các quyển sổ tay điền dã. Hết quyển 1 đến quyển 2, rồi quyển thứ … 30…để rồi có được những di cảo như chúng ta được chiêm ngưỡng trong triển lãm này!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận