02/02/2009 14:49 GMT+7

"Nguyệt san" và những thắc mắc chưa biết

KHỔNG THU HÀ (Theo WC)
KHỔNG THU HÀ (Theo WC)

TTO - Tại sao mắc hội chứng tiền kinh nguyệt? Tại sao chu kỳ “nguyệt san” không đều đặn? Có thể mang thai khi đang “hành quân”?... Hãy lắng nghe lời giải đáp của các bác sĩ chuyên khoa dưới đây để hiểu rõ hơn những vấn đề này.

6cxuyVl7.jpgPhóng to
Ảnh minh họa
TTO - Tại sao mắc hội chứng tiền kinh nguyệt? Tại sao chu kỳ “nguyệt san” không đều đặn? Có thể mang thai khi đang “hành quân”?... Hãy lắng nghe lời giải đáp của các bác sĩ chuyên khoa dưới đây để hiểu rõ hơn những vấn đề này.

Tại sao mắc hội chứng tiền kinh nguyệt?

Hội chứng tiền kinh nguyệt xảy ra bởi cơ thể bạn quá nhạy cảm với sự thay đổi của hàm lượng hormon trong cơ thể.

Khoảng 1 tuần hay 10 ngày trước khi xuất hiện kỳ nguyệt san, hàm lượng hormon progesterone và estrogen sẽ có những biến đổi mạnh và nhanh.

Đó chính là nguyên nhân gây nên hiện tượng thay đổi tính khí, đau đầu, có cảm giác căng, tức ở ngực và mệt mỏi ở phụ nữ nói chung.

Theo thống kê có tới 90% phụ nữ bị mắc hội chứng này trước thời kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên dưới 20% trong số họ phải nhờ tới sự can thiệp của bác sĩ đối với những rắc rối của thời kỳ tiền kinh nguyệt gây ra.

Các bác sĩ chuyên khoa khuyên để phòng tránh những phiền phức của thời kỳ này gây nên bạn hãy duy trì lối sống lành mạnh, luyện tập đều đặn, uống đủ lượng nước cơ thể cần, tránh tình trạng để cơ thể bị khử nước, tránh xa các loại đồ uống có chứa cồn và caffein.

Thêm vào đó, bạn cũng nên bổ sung hàm lượng canxi và và vitamin D. Theo kết quả một cuộc nghiên cứu mới đây với sự tham gia tình nguyện của hơn 3.000 phụ nữ, những chị em ăn từ 4 phần các sản phẩm được chế biến từ bơ sữa và sữa ít béo thì nguy cơ mắc hội chứng tiền nguyệt san sẽ thấp hơn so với những chị em khác.

Tại sao xuất hiện “nguyệt san”?

Kinh nguyệt là kết quả của việc tế bào trứng (của chu kỳ rụng trứng trước) không được thụ tinh. Nếu trứng được thụ tinh, trứng đã thụ tinh bắt rễ thành công thì niêm mạc tử cung sẽ đảm nhiệm chức năng nuôi dưỡng phôi thai trong giai đoạn đầu. Trong trường hợp này, nó không những không bong ra và xuất huyết mà còn dày thêm lên, chuyển dần thành một bộ phận của rau thai.

Tại sao chu kỳ “nguyệt san” lại không đều đặn?

Lý giải điều này là bởi ở một số chị em phụ nữ, việc rụng trứng không diễn ra đều đặn và đây được xem là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Bên cạnh đó, những yếu tố như stress, thay đổi môi trường sống, tình trạng sức khỏe... cũng là những nguyên nhân gây nên hiện tượng này.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng hiện tượng kinh nguyệt đều hay không đều không phải là vấn đề quá nghiêm trọng.

Theo chuyên gia, vòng kinh được coi là đều đặn rơi vào khoảng thời gian từ ngày 25-35, tính bắt đầu từ ngày đầu tiên xuất hiện hiện tượng chảy máu của chu kỳ kinh nguyệt trước đó.

Nhiều chị em phụ nữ thường cho rằng kỳ nguyệt san được xem là đều đặn nếu như kỳ kinh nguyệt của tháng này phải diễn ra cùng ngày của tháng đó, tuy nhiên trên thực tế điều này là không mấy dễ dàng, và cũng không có nhiều người có được kỳ nguyệt san “chuẩn" đến vậy.

Ngoài ra cũng có những lý do bạn bị chậm kỳ kinh như trong trường hợp bạn mang thai, tăng hoặc giảm cân bất thường, rối loạn tiêu hóa, tập luyện quá sức (thường xảy ra đối với những vận động viên) hoặc gặp rắc rối với hormon trong cơ thể.

Có thể mang thai khi đang “hành quân”?

Điều này hoàn toàn có thể nhưng không nhiều. Vấn đề quyết định ở đây là liệu hiện tượng chảy máu đó có phải thật sự là chảy máu khi đến kỳ kinh?

Bởi đôi khi có những chị em xuất hiện hiện tượng ra máu nhỏ ở giữa chu kỳ kinh nguyệt, cũng có những người ra máu khi đang rụng trứng, và nếu như bạn lầm tưởng hiện tượng ra máu này là do “đèn đỏ” gây nên thì bạn hoàn toàn có khả năng mang bầu.

Hoặc cũng có trường hợp chị em giao hợp khi vào những ngày cuối cùng của kỳ nguyệt san và điều này cũng phụ thuộc vào độ dài chu kỳ “đèn đỏ” của mỗi người, hiện tượng rụng trứng có thể kéo dài tới vài ngày sau đó và khi “tinh binh” chu du được vào trong tử cung thì nguy cơ mang thai hoàn toàn có thể xảy ra.

Không thay băng vệ sinh trong một thời gian dài sẽ bị nhiễm khuẩn?

Điều này hoàn toàn đúng và rất dễ hiểu. Khi để băng vệ sinh trong thời gian dài là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi nảy nở, như vậy bạn sẽ dễ nguy cơ viêm nhiễm, mắc các chứng bệnh phụ khoa.

Chính vì thế các chuyên gia sản phụ khoa khuyên bạn nên thay băng vệ sinh sau 4 giờ/lần để phòng tránh nguy cơ bị viêm nhiễm.

Có nên lo lắng khi máu kinh bị vón cục?

Hiện tượng máu kinh bị vón cục là hoàn toàn bình thường nhưng do ít được đề cập và chưa có kinh nghiệm nên khiến tuổi mới lớn lo lắng. Thực chất nó cũng tương tự các triệu chứng tiền kinh nguyệt và trong kỳ nguyệt san mà thôi.

Hơn thế, những cục máu nhỏ ra cùng với máu kinh chứng tỏ hệ thống làm đông máu của cơ thể đang hoạt động bình thường.

Tuy nhiên, khi các cục máu không ra thường xuyên mà chỉ thỉnh thoảng xuất hiện với số lượng nhiều và kích thước lớn thì nên đi khám chuyên khoa để có những chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Số lượng "nguyệt san" quá ít, quá nhiều có đáng lo ngại?

Nguyệt san quá nhiều hoặc quá ít đều là biểu hiện không bình thường. Nguyệt san quá nhiều được biểu hiện ở lượng máu chảy ra quá nhiều hoặc thời gian "nguyệt san" ghé thăm quá lâu.

Nguyệt san quá nhiều thường do màng trong tử cung bong ra không theo quy tắc nào và do chứng tăng sinh màng trong tử cung hoặc có những bệnh như u xơ tử cung, rối loạn chức năng gan, các bệnh về máu. Thêm nữa, các yếu tố như không chú ý vệ sinh trong thời kỳ nguyệt san, bị lạnh, nóng hoặc tinh thần căng thẳng cũng tác động đến số lượng "nguyệt san".

Nguyệt san quá ít hoặc liên tục 3 tháng mà không thấy “tăm tích” của nguyệt san thì bệnh nhân có thể đang mắc phải triệu chứng bế kinh (tắc kinh). Nguyên nhân do các bệnh mãn tính như thiếu máu nghiêm trọng, bệnh gan, đái tháo đường, dinh dưỡng không tốt, nội tiết không điều hòa, lao bộ phận sinh dục.

Ngoài ra, đại não bị kích thích mạnh hoặc bị tổn thương như quá căng thẳng, đau khổ, phiền não, dầm mưa lạnh, làm việc mệt mỏi cũng có thể gây nên hiện tượng bế kinh.

KHỔNG THU HÀ (Theo WC)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên