30/12/2003 18:58 GMT+7

Nguyễn Thiên Đạo: hào sảng dân tộc trong âm nhạc

Theo TT&VH
Theo TT&VH

Nhạc sĩ Nguyễn Thiên Đạo vừa trở về VN để chuẩn bị cho hai buổi hòa nhạc do Nhà nước đặt hàng: Vở ballet Sóng nhạc Trương Chi (mà âm nhạc cho vở ballet do ông viết) công diễn tại Nhà hát lớn Hà Nội (24, 25-3-2004) và bản Sóng nhất nguyên, concerto cho đàn bầu, violoncello và dàn nhạc giao hưởng công diễn tại TP.HCM vào ngày 9-4-2004.

XcbFQLuy.jpgPhóng to
Nhạc sĩ Nguyễn Thiên Đạo
Nhạc sĩ Nguyễn Thiên Đạo vừa trở về VN để chuẩn bị cho hai buổi hòa nhạc do Nhà nước đặt hàng: Vở ballet Sóng nhạc Trương Chi (mà âm nhạc cho vở ballet do ông viết) công diễn tại Nhà hát lớn Hà Nội (24, 25-3-2004) và bản Sóng nhất nguyên, concerto cho đàn bầu, violoncello và dàn nhạc giao hưởng công diễn tại TP.HCM vào ngày 9-4-2004.

* Với vở ballet Sóng nhạc Trương Chi, ông có e ngại về việc có thể có một độ chênh giữa âm nhạc và múa?

- Nguyễn Thiên Đạo: Câu này rất khó trả lời, nhưng tôi tin tưởng tài nghệ của Nguyễn Công Nhạc khi nhà biên đạo này chân thành muốn tìm thêm một con đường mới cho nền ballet của chúng ta. Tôi cũng xin nói thêm, mới - cũ không phải là yếu tố quan trọng. Cái quan trọng nhất trong một tác phẩm nghệ thuật là hay hoặc không hay.

* Sống và làm việc nhiều năm ở nước ngoài, theo ông, giữa âm nhạc hiện đại thế giới với âm nhạc hiện nay của chúng ta có gì khác biệt?

- Trong khi hầu như toàn cầu, kể cả Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... mạnh dạn sử dụng tất cả những phương thức, kỹ thuật tiên tiến của thế giới (âm nhạc không cung trưởng thứ, dựa trên âm bội, điện tử, vi tính, phim video...) thì nền khí nhạc của chúng ta vẫn còn đôi chút dư âm của âm nhạc mang cung trưởng thứ. Nói như vậy không có nghĩa là bỏ cung trưởng thứ. Với cái vốn tư duy đã đem lại những tác phẩm đáng kể trong lịch sử âm nhạc VN, chúng ta có lẽ phải tiếp thu thêm những tư duy mới của thế giới...

Dù sao đi nữa, nhạc sĩ VN vẫn phải mang một lòng yêu nước, yêu văn hóa, yêu âm nhạc một cách mãnh liệt, linh hồn âm nhạc phải quyện với linh hồn sông núi, thì dùng thủ pháp ngôn ngữ nào cũng sẽ vừa dân tộc vừa hiện đại. Dùng thủ pháp kỹ thuật mới nhất của thế giới để nói lên tiếng nói dân tộc nhất.

* Ông nói nhiều đến vấn đề dân tộc, mà ông lại vốn sống phần lớn cuộc đời mình ở Pháp, một nhạc sĩ Pháp hay Đức có phải quan tâm tới vấn đề dân tộc của họ trong sáng tác?

- Xin thưa có. Thật như thế, vào thập niên 50 của thế kỷ XX, giới âm nhạc Tây Âu, kể cả Nhật Bản, đều tưởng rằng sẽ có một dòng nhạc toàn cầu giống nhau, thì chỉ hơn 10 năm sa; các nhạc sĩ Đức, Pháp, Italy, Ba Lan, Nhật... đều thấy rằng mỗi dân tộc đều mang tính dân tộc trong âm nhạc của mình

Trước đây, một số nhạc sĩ của ta tương đối đứng tuổi, được đào tạo cấp tốc ở các trường Đông Âu, họ đã rất đúng đắn chỉ ra con đường âm nhạc dựa trên bản sắc dân tộc để sáng tác. Chúng ta đừng quên rằng các dòng nhạc cổ điển chính trên thế giới đều dựa trên dân ca đã được nghiền ngẫm và khoa học hóa để vượt lên một tầm âm nhạc mang tính siêu việt của nhân loại.

Tôi tin tưởng rằng với sách lược đổi mới, giới âm nhạc VN được tiếp cận với các dòng nhạc hiện đại trên thế giới, sự dập khuôn nào đó dần dần sẽ tan biến.

* Phong cách chỉ huy của ông có một vẻ mãnh liệt khác với đa phần các nhạc trưởng trong nước, hơi có vẻ múa may dịu dàng?

- Phong cách chỉ huy thường lột được một khía cạnh của tác giả. Có lẽ chữ mãnh liệt hơi mạnh và chỉ nêu được một khía cạnh của tôi. Tôi bị dòng nhạc thần tiên ma quỷ ám ảnh, phải chăng phong cách chỉ huy của tôi gắn liền đến dòng nhạc mình mơ tưởng. Là người VN, mọi người chúng ta đều được kế thừa ít nhiều hào sảng dân tộc, tôi hy vọng các bản nhạc của tôi cũng mang được ít nhiều bản sắc đó.

Theo TT&VH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên