![]() |
Các ĐB tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XI |
Câu hỏi đặt ra là các Ban của Đảng, Quốc hội, các thành viên Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp, nhất là các cơ quan bảo vệ pháp luật, đã thực sự vào cuộc chưa? Theo tôi, Ban Nội chính TW, Ban Bảo vệ chính trị nội bộ, Uỷ ban Kiểm tra TW, Thanh tra Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân các cấp chính là những cơ quan phải tham mưu cho Đảng, Nhà nước trong công cuộc đấu tranh chống nạn "nội xâm" này.
Nhưng khi đọc các bài báo, nghe thông tin về các vụ việc tham nhũng, tiêu cực xảy ra ở chỗ này hay chỗ kia, dưỡng như chẳng thấy có sự phối hợp chặt chẽ, tích cực của các cơ quan này. Vậy việc thành lập một cơ quan chống tham nhũng, tiêu cực độc lập có giúp cải thiện tình hình được không?
Chúng ta cùng đọc và cùng suy ngẫm về những gì nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt trả lời báo chí trước thềm cuộc họp Quốc hội vừa qua về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức có xảy ra các vụ việc tham nhũng, tiêu cực. Thể chế hay cơ chế cũng chính là con người tạo ra, vậy con người có thể xoay chuyển tình hình được lắm chứ - "nguyên nhân của mọi nguyên nhân" chính là con người mà!
Virus và vi trùng nguy hiểm một phần vì có vỏ bọc bảo vệ, tham nhũng cũng vậy. Vì có quá nhiều vỏ bọc như đại biểu quốc hội có vỏ bọc quốc hội, đảng có vỏ bọc của tổ chức đảng... nên chăng chúng ta tước các vỏ bọc này và chính quyền có quyền phán xét, xử lý những tên tham nhũng? Chúng ta hô hào nhân dân tham gia, mà cán bộ có quá nhiều vỏ bọc, lại có quyền, có tiền thì sao mà nhân dân can thiệp được. Có vỏ bọc, lại không có lòng tự trọng, tinh thần trách nhiệm và đạo đức xấu càng trang bị tốt cho các tên tham nhũng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận