16/11/2016 10:31 GMT+7

Người tiêu dùng “thông thái” chọn dầu ăn thế nào?

Minh Anh
Minh Anh

Ngày 11 và 12/11/2016, Hội Liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam cùng Cục An toàn Thực phẩm tổ chức Hội thảo “Sức khỏe và An toàn Thực phẩm” tại Hải Phòng và Quảng Ninh.

Hội thảo nhằm cung cấp cho người nội trợ những thông tin hữu ích về an toàn thực phẩm trong sản xuất và sử dụng dầu ăn, chất béo,

Hội thảo đồng thời cũng nâng cao nhận thức về vai trò của an toàn thực phẩm đối với sức khỏe, cung cấp kiến thức đúng để đối phó với vấn nạn thực phẩm bẩn, đặc biệt là những khuyến cáo về việc lựa chọn và sử dụng dầu ăn đảm bảo chất lượng.

Dầu ăn bẩn “đầu độc” người tiêu dùng

Trong những năm gần đây, “dầu ăn bẩn” không còn là cụm từ xa lạ đối với người tiêu dùng Việt, từ những vụ scandal dầu bẩn ở Đài Loan, Trung Quốc đến cả những cơ sở sản xuất dầu ăn từ mỡ lợn bẩn, dầu ăn đã qua sử dụng ở Việt Nam. Những chai dầu ăn bẩn được bán với giá rất rẻ chỉ bằng 1/3 giá thành của các loại dầu ăn thông thường, thậm chí có những loại dầu ăn bẩn chỉ có giá 14.000 đồng/lít.

Năm 2015, cơ quan chức năng vừa bắt giữ gần 5 tấn mỡ bẩn không rõ nguồn gốc tại một cơ sở ở Phú Xuyên (Hà Nội). Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện gần 5 tấn mỡ lợn bị bốc mùi, hôi thối này đang được chế biến thành dầu ăn. Mới đây nhất, 25/5/2016, CA huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) phát hiện bể ngầm chứa tới 6.000 lít dầu ăn bẩn tại một cơ sở sản xuất ở xã Hoa Động, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng.

Không chỉ được làm từ những nguyên liệu không đảm bảo an toàn, để có thể tạo màu sắc bắt mắt, giá thành rẻ, các cơ sở sản xuất dầu ăn bẩn còn sử dụng các hóa chất công nghiệp độc hại để có màu dầu đẹp, khiến cho nó đã độc hại lại càng độc hại hơn.

Tương tự dầu ăn bẩn, tình trạng mỡ bẩn tại các cơ sở sản xuất cũng rất phổ biến. Cơ quan chức năng cũng đã phát hiện nhiều cơ sở sản xuất thu gom mỡ, nội tạng lợn hôi thối từ các chợ, lò mổ… Các nguyên liệu không được rửa mà đưa ngay vào chảo rán thành mỡ nước, rồi đóng vào bao tải mang đi tiêu thụ…

Loại trừ dầu ăn bẩn, chọn đúng cho sức khỏe tối ưu

Với những mánh khóe tinh vi của các cơ sở sản xuất, dầu ăn bẩn không chỉ “tuồn” vào các bếp ăn tập thể, các quán ăn vỉa hè… mà nó còn được dán nhãn, đóng mác giả, nhái để trà trộn vào thị trường dầu ăn.

Điều này khiến các bà nội trợ gặp nhiều khó khăn trong việc phân biệt dầu ăn thật - giả. Chỉ với cảm quan bên ngoài, rất khó để xác định được chất lượng của dầu, đặc biệt với các sản phẩm giá rẻ, không có thương hiệu. Vì vậy, lời khuyên cho các bà nội trợ là nên chọn sản phẩm từ các nhà sản xuất uy tín, có xuất xứ rõ ràng, thương hiệu nổi tiếng.

Mặt khác, để đảm bảo cho sức khỏe tối ưu thì an toàn chưa đủ mà nó còn phải tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với dầu ăn - loại thực phẩm cung cấp hàm lượng chất béo cao cho cơ thể. Chọn loại dầu ăn nào để có được tỷ lệ cân bằng giữa các nhóm chất béo thiết yếu là điều hết sức quan trọng.

Theo PGS.TS.Lê Bạch Mai - Phó viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia: “Dầu gạo là thực phẩm có tỷ lệ cân bằng lý tưởnggiữa các chất béo thiết yếu, gần nhất với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và Hội tim mạch Mỹ.”

Lý giải điều này PGS.TS. Lê Bạch Mai - Phó viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia cho biết: “Trong chế độ dinh dưỡng, chất béo đóng vai trò rất quan trọng trong các hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên việc hấp thu chất béo cần đảm bảo sự cân bằng với một liều lượng phù hợp; đồng thời ưu tiên nhiều hơn cho các nhóm axit béo lành mạnh như Omega-3, 6, 9 có trong cá hồi, một số loại hạt và đặc biệt là dầu gạo”.

Dầu gạo là loại dầu thực vật được trích ly từ lớp vỏ cám của hạt gạo và được biết đến như một trong những loại dầu có hàm lượng các dưỡng chất chống ô-xi hóa tự nhiên cao nhất. Dầu gạo được ưa chuộng ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, Nhật, Úc... Đặc biệt, Gamma-Oryzanol trong dầu gạo không chỉ có khả năng làm chậm quá trình lão hóa tế bào mà còn giúp giảm lượng cholesterol tổng hữu hiệu, đẩy lùi nguy cơ bệnh tim mạch.

“Có thể nói dầu gạo là thực phẩm có tỷ lệ cân bằng lý tưởnggiữa các chất béo thiết yếu, gần nhất với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và Hội tim mạch Mỹ (chất béo bão hòa: 30%, chất béo không bão hòa đơn: 38% và chất béo không bão hòa đa: 31%). Ngoài ra, trong dầu gạo còn chứa dồi dào các dưỡng chất Gamma-Oryzanol, Phytosterol, Vitamin E, Squalene cùng các loại axit béo Omega-3, 6, 9; tốt cho sức khỏe tim mạch, tuần hoàn, ngăn ngừa nguy cơ ung thư và cải thiện hệ miễn dịch cơ thể”, PGS.TS.Lê Bạch Mai cho biết thêm.

Màu dầu ăn đậm hay nhạt do đặc tính tự nhiên của từng loại dầu ăn, không ảnh hưởng chất lượng sản phẩm.

Hiểu và sử dụng dầu ăn đúng cách

Dầu đông không phải là dầu kém chất lượng: Hiện tượng dầu đông khi nhiệt độ hạ thấp là  đặc tính tự nhiên của các loại dầu ăn. Dầu đông không gây ra biến đổi về hóa học nên không làm thay đổi chất lượng sản phẩm, không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Màu dầu ăn đậm hay nhạt do đặc tính tự nhiên của từng loại dầu ăn, không ảnh hưởng chất lượng sản phẩm. Ví dụ: dầu đậu nành có màu vàng nhạt, dầu mè thơm có màu nâu cánh gián, dầu gạo có màu vàng sẫm.

Với những món ăn chiên, nướng ở nhiệt độ cao thì nên chọn những loại dầu ăn bền nhiệt, chịu được nhiệt độ cao như dầu gạo. Dầu gạo có điểm bốc khói lên đến 2540C, vì vậy đáp ứng tốt mọi hình thức nấu nướng và rất an toàn khi chế biến các món chiên, nướng ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, dù với bất kỳ loại dầu ăn nào cũng không nên để ở nhiệt độ quá cao, trên 180oC, để đảm bảo món ăn không bị cháy và giảm giá trị dinh dưỡng.

Minh Anh
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: Dầu ăn