23/02/2004 20:32 GMT+7

Người hàng xóm

NGUYỄN BÍNH
NGUYỄN BÍNH

TTO - Trong các nhà thơ nổi danh từ phong trào Thơ mới (1932-1945) thì Nguyễn Bính là người có nhiều tập thơ được xuất bản nhất và có lẽ, ông cũng là người đã sử dụng thể thơ lục bát nhiều nhất. Lục bát của Nguyễn Bính đạt đến sự bình dị, dân dã như ca dao. Phong cách độc đáo này đã tạo cho Nguyễn Bính một vị trí vững chắc trên thi đàn.

bN7yFnbx.jpgPhóng to

Ảnh:vietnamalbum.com

NGƯỜI HÀNG XÓM

Nhà nàng ở cạnh nhà tôiCách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờnHai người sống giữa cô đơnNàng như cũng có nỗi buồn giống tôiGiá đừng có dậu mùng tơiThế nào tôi cũng sang chơi thăm nàngTôi chiêm bao rất nhẹ nhàngCó con bướm trắng vừa sang bên này…Bướm ơi, bướm hãy vào đâyCho tôi hỏi nhỏ câu này chút thôiChả bao giờ thấy nàng cườiNàng hong tơ ướt ra ngoài mái hiênMắt nàng đăm đắm trông lênCon bươm bướm trắng về bên ấy rồiBỗng dưng tôi thấy bồi hồiTôi buồn tự hỏi: hay tôi yêu nàng?Không từ ân ái nhỡ nhàngTình tôi than lạnh tro tàn làm sao!Tơ hong nàng chả cất vàoCon bươm bướm trắng hôm nào cũng sangMấy hôm nay chẳng thấy nàngGiá tôi cũng có tơ vàng mà hongCái gì như thể nhớ mongNhớ nàng? Không, quyết là không nhớ nàngVâng, từ ân ái nhỡ nhàngLòng tôi riêng nhớ bạn vàng ngày xưa.Tầm tầm giời cứ đổ mưaHết hôm nay nữa là vừa bốn hômCô đơn buồn lại thêm buồnTạnh mưa bươm bướm biết còn sang chơi?

Hôm nay mưa đã tạnh rồiTơ không hong nữa, bướm lười không sangBên hiên vẫn vắng bóng nàng Rưng rưng tôi gục xuống bàn… rưng rưng…Nhớ con bướm trắng lạ lùngNhớ tơ vàng nữa nhưng không nhớ nàngHỡi ơi bướm trắng tơ vàngMau về mà chịu tang nàng đi thôiĐêm qua nàng chết thật rồiNghẹn ngào tôi khóc, quả tôi yêu nàng

Hồn trinh còn ở trần gianNhập vào bướm trắng mà sang bên này.

NGUYỄN BÍNH

1940 (Theo bản in Nguyễn Bính của NXB Hội Nhà văn 1995)

Bài thơ vừa khép lại, như tấm màn sân khấu vừa kéo xuống, khép lại một vở kịch thơ với chỉ 3 nhân vật "tôi", "nàng" và chứng nhân là "con bướm trắng", mà trong đó, chỉ có nhân vật "tôi" độc thoại với chính mình và cũng là người duy nhất còn tồn tại trong một kết thúc nửa thực, nửa mơ. Hai câu thơ mở đầu quen thuộc đến mức người đời sau dùng nó để làm cách nói ẩn dụ cho một mối tình vừa chớm nở:

Nhà nàng ở cạnh nhà tôiCách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn

Nếu chỉ dừng lại ở đó thì có gì đáng nói? Dường như có điều gì khác lạ phía sau lời phỏng đoán:

Hai người sống giữa cô đơnNàng như cũng có nỗi buồn giống tôi?Giá đừng có dậu mùng tơiThế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng

Dù chỉ là sự tỏ bày, nhưng cái vẻ "rào trước đón sau" ấy rồi cũng đến lúc phải thốt ra lời nói thật. Việc "đổ lỗi" cho dậu mùng tơi không đáng trách mà lại rất duyên và đáng yêu vô cùng!

Hình ảnh người hàng xóm - một cô thôn nữ quay tơ nào đấy dễ đến phải xinh đẹp và duyên dáng lắm mới có thể khiến lòng chàng trai ngẩn ngơ đến vậy. Chàng ôm mối tương tư thầm kín vào giấc chiêm bao, và, thay vì tự hỏi lòng, chàng đã bắt gặp nhân vật thứ ba - chứng nhân của mối tình câm lặng:

Bướm ơi, bướm hãy vào đâyCho tôi hỏi nhỏ câu này chút thôiChả bao giờ thấy nàng cườiNàng hong tơ ướt ra ngoài mái hiênMắt nàng đăm đắm trông lên…Cái khoảnh khắc đôi mắt đăm đắm trông lên mới thi vị làm sao! Một giấc mơ đẹp, oái oăm thay, thường kết thúc ở lúc… đẹp nhất, như một "trêu ngươi" của mộng mị dành cho những kẻ mộng mơ. Câu trả lời bởi thế mà vẫn còn treo lơ lửng, vì thật dễ hiểu:

Con bươm bướm trắng đã về bên ấy rồi…Bỗng dưng tôi thấy bồi hồiTôi buồn tự hỏi: hay tôi yêu nàng?

Một chút xao xuyến, hồ nghi đánh động trái tim lỗi nhịp, để rồi cũng chính chàng trai cả quyết:

Không từ ân ái nhỡ nhàngTình tôi than lạnh tro tàn làm sao!

Thì ra, chàng trai không phải chỉ mới yêu lần đầu. Sự thành thật đến tội nghiệp liệu có giúp gì cho trái tim ngỡ đã hóa đá, nhưng thực ra đang muốn yếu lòng thêm lần nữa? Chàng nhiều lần dặn lòng thôi đừng mộng mơ, đừng nhớ nữa, nhưng càng như thế, tình cảm thầm kín của chàng lại dần hiện rõ hơn. Chàng đã phải lòng cô hàng xóm mất rồi:

Cái gì như thể nhớ mongNhớ nàng? Không, quyết là không nhớ nàng!

Không phải lòng sao được khi sự vắng bóng của người con gái bên kia dậu mùng tơi đã khiến chàng thơ thẩn đếm thời gian trên nỗi trông đợi mỏi mòn:

Tầm tầm trời cứ đổ mưaHết hôm nay nữa là vừa bốn hômCô đơn buồn lại thêm buồnTạnh mưa bươm bướm biết còn sang chơi?

Mưa rồi cũng tạnh, nhưng niềm hy vọng gặp lại đã không xảy ra, và, chàng trai đã khóc, khóc như một lời thú nhận:

Bên hiên vẫn vắng bóng nàngRưng rưng tôi gục xuống bàn rưng rưng…

Sự yếu đuối trong tình yêu ở những hoàn cảnh cụ thể, hiểu theo một nghĩa nào đó, là điều cần thiết. Nó xảy đến vào lúc người ta muốn được sống thật với lòng mình. Hơn nữa, trách và ngăn làm sao được những giọt nước mắt kia khi kết cục của giấc mơ, hay của câu chuyện tình lại chẳng thể nào buồn hơn được nữa:

Đêm qua nàng chết thật rồiNghẹn ngào tôi khóc: quả tôi yêu nàngHồn trinh còn ở trần gianNhập vào bướm trắng mà sang bên này.

Như một niềm xác tín - dẫu muộn - về một tình yêu thầm lặng, những câu thơ cuối cùng là tiếng lòng thổn thức của chàng trai quê, mà cũng chính là nỗi lòng của chính nhà thơ Nguyễn Bính. Qua nhiều năm tháng, những chuyện tình lãng mạn như thế cứ thưa dần. Hôm nay nhắc lại bài thơ Người hàng xóm, ôn lại những kỷ niệm về nhà thơ Nguyễn Bính để thêm lần nữa, chúng ta tưởng nhớ và tri ân đến một thi sĩ tài hoa đã có nhiều cống hiến cho nền văn học nước nhà.

NGUYỄN BÍNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên