03/08/2008 08:12 GMT+7

Người ghi "nhật ký cuộc đời" động vật hoang dã

LÊ HOÀI PHƯƠNG
LÊ HOÀI PHƯƠNG

TT - Trong giới nhiếp ảnh VN, Lê Hoài Phương không phải là người duy nhất chụp ảnh động vật hoang dã, nhưng hiện nay chưa có ai làm công việc "ghi nhật ký cuộc đời" động vật hoang dã như anh.

PQVT8jfL.jpgPhóng to
Sức sống của rừng - Ảnh: Lê Hoài Phương
TT - Trong giới nhiếp ảnh VN, Lê Hoài Phương không phải là người duy nhất chụp ảnh động vật hoang dã, nhưng hiện nay chưa có ai làm công việc "ghi nhật ký cuộc đời" động vật hoang dã như anh.

Ống kính của Lê Hoài Phương không chỉ hướng đến những khoảnh khắc đẹp nhất của đối tượng, anh còn thầm lặng, cần mẫn ghi lại những tư liệu theo tiến trình: sinh ra, lớn lên, kết bạn, sinh sản, về già... Ở mỗi loài động vật, Lê Hoài Phương đều tạo nên một bộ sưu tập công phu, tỉ mỉ như thế... Không chỉ chụp ảnh, Lê Hoài Phương còn một mình làm phim kiểu Discovery.

* Ở VN hiện nay có khoảng 600 nghệ sĩ nhiếp ảnh, nhưng ít ai chọn chủ đề môi trường thiên nhiên hoang dã và chưa thấy ai làm việc như anh. Tại sao anh lại chọn cho mình chủ đề gai góc như vậy?

- Có lẽ cũng như bao nhà nhiếp ảnh khác, khi bắt đầu chụp ảnh tôi cũng thấy cái gì chụp cái đó, thích cái gì chụp cái nấy. Đến năm 1997-1999, tôi cũng gặt hái được khoảng 20 giải thưởng các loại.

"Tôi ý thức rất rõ việc tôi làm vì mục đích khoa học cao cả. Bằng các công trình nghiên cứu của mình, tôi chứng minh: động vật rừng là tác giả tạo ra những cánh rừng, những cánh rừng là lá phổi nuôi sống con người, việc bảo vệ động vật rừng là bảo vệ chính sự sống của chúng ta! Rừng với tôi là nơi kỳ diệu, là vô cùng những điều kỳ thú, cần có những con người dám hi sinh để chuyển tải đến người xem!"

Tôi nhận ra ở VN những nhà nhiếp ảnh môi trường chuyên nghiệp hầu như không có. Đây là lý do lớn nhất khiến 10 năm nay tôi hướng ống kính của mình vào lĩnh vực ảnh thiên nhiên và môi trường. Cũng mười năm nay tôi không có ngày thứ bảy, chủ nhật; cà phê, bù khú với bạn bè là... điều xa xỉ (cười). Tôi muốn chụp những tấm ảnh vừa đẹp vừa mang tính thông tin đỉnh cao!

* Người trong nghề thường gọi đùa anh là Phương "chim", vì để chụp được hình thế giới loài chim một cách sinh động, anh đã phải trèo cây, ăn, ngủ... như chim. Xin anh chia sẻ thêm về chuyện này?

- Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đức Huy (báo điện tử VietNamNet) gọi tôi là nhà nhiếp ảnh thiên nhiên hoang dã có một không hai của nền nhiếp ảnh VN, nhưng ngược lại có người trong nghề nhiếp ảnh cho rằng "tôi tạo ra động vật rừng trên máy tính, chứ VN không ai có thể làm được điều này" vì tôi làm điều đó như thế nào không ai hiểu nổi...

Nhưng gọi tôi thế nào cũng không quan trọng. Có điều tôi xin vui mừng thông báo với bộ ảnh về động vật rừng hoang dã của tôi, nếu một phút bạn xem ba ảnh thôi thì phải mất khoảng mười ngày bạn mới xem hết ảnh được. Mỗi một loài chim, thú, bò sát, côn trùng đều được tôi chụp từ A-Z, từ khi chúng kết bạn, yêu nhau, làm tổ, đẻ trứng, nuôi con, cho đến khi con non hòa nhập môi trường tự nhiên.

* Ngoài việc chụp hình anh còn làm phim theo kiểu Discovery. Đây là mô hình hãng phim tư nhân hay chỉ nghiệp dư một mình anh?

tunDc2ln.jpgPhóng to
Thông điệp từ thiên nhiên - Ảnh: L.H.P.

- Tường thuật một trận bóng đá ít nhất phải có từ mười máy quay trở lên để có mười góc quay khác nhau cho người xem không nhàm chán. Làm phim Discovery cũng vậy, ít nhất phải có ba máy để có ba góc quay... trong khi tôi chỉ có một mình vừa quay phim vừa chụp ảnh, nhiều khi phải chụp hai máy ảnh cùng lúc...

Đúng là cách tôi làm xưa nay hiếm nhưng tôi vẫn làm vậy từ năm 2007 đến nay (khi bắt đầu làm phim Discovery). Nhiều khi ngồi cả ngày trên ngọn cây để quay một cảnh từ trên cao xuống dài chừng một phút theo kịch bản phim là chuyện bình thường.

Bộ phim Vàng anh - loài chim huyền thoại là bộ phim video đầu tay. Tôi tự viết kịch bản, quay phim, sản xuất và lồng tiếng luôn. Tôi đầu tư cho bộ phim Vàng anh - loài chim huyền thoại hơn 200 triệu đồng nhưng chẳng thấm vào đâu.

* Anh tâm niệm như thế nào về nghệ thuật?

- Tôi quan niệm nghệ thuật nhiếp ảnh giống như thi ca, nhạc, họa... cấm kỵ nhất là tác phẩm của mình cứ na ná, giông giống người làm trước. Lòng tự trọng không cho phép ta làm như vậy. Mỗi tác phẩm phải có bóng dáng của bạn, muốn vậy cách duy nhất là bứt phá tiến về phía trước.

H82sOxPn.jpgPhóng toLê Hoài Phương đang “mai phục” quay phim tại Núi Ông, tỉnh Bình Thuận - Ảnh tư liệuLê Hoài Phương: sinh 1961, nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam A-VAPA, chủ nhiệm Câu lạc bộ nhiếp ảnh Trung tâm Văn hóa thông tin tỉnh Bình Thuận, hiện đang công tác tại Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Thuận. Biết chụp ảnh năm 1997, đến 1999 bắt đầu chụp ảnh về môi trường biển. Đã chụp được 22 nghề đánh bắt truyền thống của ngư dân Bình Thuận. Năm 2000 bắt đầu nghiên cứu chụp ảnh về động vật rừng hoang dã. Hiện tại đã chụp gần 100 loài chim, thú, bò sát và côn trùng.

Anh cũng là người đang sở hữu kỷ lục VN về người chụp ảnh động vật rừng hoang dã 2007. Bộ phim đầu tiên làm theo kiểu Discovery của Lê Hoài Phương, Vàng Anh - loài chim huyền thoại đoạt giải nhất Liên hoan phim môi trường toàn quốc lần 3-2008. Là một trong những người đầu tiên ở VN tự trang bị máy móc thiết bị để làm ảnh môi trường, làm phim môi trường vì mục đích phi lợi nhuận.

Mới đây nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Hoài Phương nhận thêm một tin vui: cúp vàng "Vì sự nghiệp bảo vệ môi trường VN" (lần 2, do Bộ Tài nguyên - môi trường, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật VN cùng nhiều đơn vị tổ chức) sẽ được trao cho anh vào cuối tháng 8-2008.

LÊ HOÀI PHƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên