12/01/2004 14:00 GMT+7

Người châu Á trữ nhiều mỡ hơn phần còn lại của thế giới

ANH QUÝ (Theo Nature)
ANH QUÝ (Theo Nature)

TTO - Một báo cáo mới đây của đại học Pennsylvania (Mỹ) cho thấy, dù có chỉ số BMI (chỉ số sức nặng cơ thể - tính bằng cách chia khối lượng cho chiều cao) khá thấp, người châu Á vẫn dễ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch hơn các sắc dân khác vì cấu tạo cơ thể có hàm lượng mỡ khá cao của họ.

169p8AGq.jpgPhóng to
Nguời châu Á có lượng mỡ tích trữ cao hơn các sắc dân khác
TTO - Một báo cáo mới đây của đại học Pennsylvania (Mỹ) cho thấy, dù có chỉ số BMI (chỉ số sức nặng cơ thể - tính bằng cách chia khối lượng cho chiều cao) khá thấp, người châu Á vẫn dễ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch hơn các sắc dân khác vì cấu tạo cơ thể có hàm lượng mỡ khá cao của họ.

Theo khuyến cáo mới của tổ chức y tế thế giới (WHO), những người có chỉ số BMI dưới 18,5 là thiếu cân còn trên 30 là béo phì. Tuy nhiên, dù WHO đã hạ chuẩn BMI xuống, người châu Á vẫn tiếp tục mắc bệnh tim mạch và tiểu đường ở mức mà WHO chỉ mới coi là thừa cân và hơi béo (BMI từ 26 - 31).

Nhóm nghiên cứu đề nghị WHO nên đưa ra một dãy chỉ số BMI dao động từ 23 đến 37,5 rồi để từng nước định chuẩn theo điều kiện của mình. WHO cho biết họ đã triệu tập một nhóm làm việc để thu thập đủ dữ liệu.

Các chuyên gia y tế cho rằng chỉ số BMI đánh giá khá phiến diện về sức khoẻ con người và yêu cầu WHO hạ tiêu chuẩn BMI thấp hơn nữa để thích hợp với các nước có dân số già. Các chuyên gia đặt hi vọng vào một loại hình chẩn đoán mới: đo vòng eo, vì nó phản ánh đầy đủ hơn sự phân bố mỡ trong cơ thể, do đó tỉ lệ dự báo đúng bệnh sẽ cao hơn.

ANH QUÝ (Theo Nature)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên