Phóng to |
Liệt sĩ Hồ Hảo Hớn - Ảnh tư liệu |
Ông được xem là người có công lớn trong việc xây dựng lực lượng nòng cốt lãnh đạo phong trào học sinh sinh viên tại Sài Gòn những năm chống Mỹ. Năm 1967, Khu đoàn Sài Gòn - Gia Định đổi tên thành Thành đoàn Sài Gòn - Gia Định và ông trở thành bí thư Thành đoàn đầu tiên.
Người cộng sản kiên trung
"Với tôi, đó là người thủ lĩnh có phẩm chất toàn diện nhất trong các thủ lĩnh Thành đoàn" |
Nguyên bí thư Thành đoàn TP.HCM Phạm Chánh Trực (Năm Nghị) nhớ lại: “Chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công nổi dậy Mậu Thân 1968, đang giữa cuộc họp tại căn cứ Trung ương Cục miền Nam (Tây Ninh), anh Hồ Hảo Hớn được lệnh phải trở về TP trước vì lúc đó phong trào đấu tranh công khai của học sinh sinh viên Sài Gòn - Gia Định rất sôi động, cần có người chỉ đạo trực tiếp”. Và trên chuyến trở về ấy, ông đã bị bắt do một kẻ phản bội nhận mặt cuối năm 1967.
Bị đưa về bót Bà Hòa (Q.5), sau hơn một ngày bị địch dùng mọi thủ đoạn tra tấn dã man, Hồ Hảo Hớn hi sinh. Gia đình cũng chẳng biết chính xác đó là ngày nào, chỉ biết rằng ông có hẹn sẽ gặp vợ ngày 11-11-1967 nhưng không thấy đến nơi hẹn. Khoảng hai năm sau ngày ông hi sinh, gia đình có biết tin nhưng phải đến sau giải phóng 30-4-1975, gia đình mới được thông báo chính thức nên quyết định chọn ngày 11-11 hằng năm để làm giỗ cho liệt sĩ Hồ Hảo Hớn.
Phóng to |
Nguyên bí thư Thành đoàn TP.HCM Phạm Chánh Trực (bìa phải) và Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Đua (thứ hai từ trái sang) tặng hoa chúc mừng đại diện gia đình liệt sĩ Hồ Hảo Hớn tại lễ kỷ niệm sáng 21-12 - Ảnh: MINH ĐỨC |
Ký ức người thân
Phẩm chất thủ lĩnh Liệt sĩ Hồ Hảo Hớn (bí danh Hai Nghị, Ba Lực, Nguyễn Văn Chiêu) sinh năm 1925 tại Mỏ Cày (Bến Tre), hi sinh cuối năm 1967. Ông là ủy viên Khu ủy Sài Gòn - Gia Định kiêm bí thư Khu đoàn Sài Gòn - Gia Định (sau này là Thành đoàn). Trong ký ức nhiều đồng đội, ông rất quyết liệt và nghiêm khắc trong công việc nhưng sống rất chan hòa, cư xử tình cảm với anh em. |
Bà Trương Mỹ Lệ (Tư Liêm) bảo rằng cuộc đời bà có hai sự kiện gắn liền với ông Hồ Hảo Hớn mà mãi đến giờ bà không thể quên. Đó là lần kết nạp Đoàn, sau khi xong nghi thức kết nạp, ông dặn bà vào Đoàn để có trách nhiệm lớn hơn và phải biết chấp nhận hi sinh, gương mẫu trong mọi việc. Lần thứ hai là lúc ông làm chủ hôn cho đám cưới bí mật của bà tại cứ, ông dặn cưới trong chiến tranh cũng đồng nghĩa phải hi sinh, nếu chẳng may một trong hai bị bắt nên cả hai phải chuẩn bị tinh thần chấp nhận. “Sau này, mỗi lần bị bắt, bị tra tấn tôi cứ nhớ lại những lời dặn ấy để không chùn bước và sẵn sàng hi sinh vì đại cuộc”, bà Mỹ Lệ chia sẻ.
Trong ký ức ít ỏi về cha mình, bà Hồ Thị Mỹ Chi - con gái lớn của liệt sĩ Hồ Hảo Hớn - nói chỉ duy nhất bà còn được mẹ dắt đi gặp cha vài lần, khi chỗ này lúc chỗ kia. “Lúc đó tôi mới 7 tuổi và không biết đó là cha mình vì mỗi lần gặp đều phải gọi là cậu Ba do phải giữ bí mật”, bà Chi kể. Trong một lần gặp, ông hỏi con gái có muốn nhắn gì với ba thì nói hay viết thư rồi ông sẽ nhắn lại giùm. Cô con gái 7 tuổi liền viết: “Ba ơi, ba làm nghề gì mà con không được biết và cũng không thấy ba về nhà”. Đó cũng là bức thư duy nhất con gái viết đến tận tay cha và mãi mãi...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận