(Nhân đọc bài "Bàng hoàng môn sử!")
![]() |
Thí sinh dự thi môn Sử chiều 9-7-2005 tại ĐH Sư phạm TP.HCM - Ảnh: Như Hùng |
Nhiều lúc tôi thấy mình thật mâu thuẫn, yêu thích và chán ghét cùng một môn học.
Học lịch sử là để biết được sự phát triển của nhân loại, của dân tộc Việt Nam để từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm cho đất nước, cho chính bản thân mình. Người xưa bảo học chuyện xưa để bàn chuyện nay chính là thế.
Thế nhưng môn sử trong trường học lại không dạy tôi điều đó. Học sử nghĩa là phải vào lớp ngồi chơi bởi vì những gì thầy cô giảng chẳng khác gì sách giáo khoa, đến kỳ thi biết được câu hỏi giới hạn lấy sách ra “tụng” từ “ngày, tháng, năm, địa điểm diễn ra sự kiện lịch sử” cho đến những con số vô hồn. Những điều cần phân tích thì trong sách giáo khoa (SGK) đã có sẵn hết rồi, thầy cô thậm chí không cần giảng chỉ cần bắt học sinh mua một cuốn “Hướng dẫn ôn tập lịch sử lớp 12”, bắt học sinh học, “gạo bài”, thế là đã hoàn thành nhiệm vụ dạy và học môn sử.
Nhiều lúc tôi tự đặt câu hỏi “sử ta” có đáng chán đến thế không. Từ SGK cho đến lời dạy của thầy cô đều nhai đi nhai lại những con số, sự kiện vô hồn. Tôi sẽ cảm thấy rất bình thường nếu nghe một học sinh nào đó phát biểu rằng: “Không có gì chán bằng đọc SGK lịch sử”. Bởi vì bản thân của tôi cũng thế.
Đọc sách của người nước ngoài viết về lịch sử VN tôi có cảm giác rất thích thú. Nhưng chính người VN soạn SGK lịch sử cho người VN học lại chán đến thế. Theo tôi ngọn nguồn vấn đề đều bắt đầu từ SGK lịch sử mà từ Bộ GD-ĐT cho đến thầy và trò đều “ôm” lấy nó làm chuẩn mực cho việc ra đề thi, dạy và học.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận