05/11/2006 07:03 GMT+7

Nghe nhạc kiếm tiền

MINH HUY (Theo nemesea.com, AFP, Reuters)
MINH HUY (Theo nemesea.com, AFP, Reuters)

TT - Khi các thành viên Nemesea gặp nhau vào năm 2002, họ là nhóm sinh viên Hà Lan yêu rock và tự bỏ tiền xuất bản các nhạc phẩm của mình. Đến đầu tháng tám rồi, cái tên Nemesea cũng chỉ được nhắc đến ở Hà Lan.

3mIxec6s.jpgPhóng to

Một khách hàng Nhật đang nghe nhạc bằng iPod. Sellaband, cũng như iPod và iTunes, là sự kết hợp "triệu đô" giữa công nghệ hiện đại và những điều bình thường trong cuộc sống - Ảnh: Reuters

TT - Khi các thành viên Nemesea gặp nhau vào năm 2002, họ là nhóm sinh viên Hà Lan yêu rock và tự bỏ tiền xuất bản các nhạc phẩm của mình. Đến đầu tháng tám rồi, cái tên Nemesea cũng chỉ được nhắc đến ở Hà Lan.

Nhưng trong hai tháng qua, Nemesea đã vươn ra thế giới và trở thành nhóm nhạc có fan hâm mộ ở hơn 21 quốc gia. Trong tháng rồi, bài In control của nhóm được gần 3.000 người nghe, chỉ trong ba ngày. Đặc biệt hơn, họ vừa được đầu tư 50.000 USD để ra một album mới.

Bạn tự hỏi nhóm nhạc này hẳn phải có ông bầu “nặng túi” và đa mưu lắm mới lăngxê nhanh và hiệu quả thế? Đúng, Nemesea đã nhờ đến một ông bầu tài năng. Nhưng ông bầu này không “nặng túi” bởi chính những thính giả quốc tế là người góp tiền cho Nemesea.

Ông bầu đó là www. sellaband.com, một trang web liên kết các nghệ sĩ và công chúng yêu nhạc. Điểm khác biệt là Sellaband cho phép người nghe đầu tư vào những nhóm nhạc họ thấy có tương lai trên bầu trời âm nhạc.

Với Nemesea, trong vòng hai tháng, tài năng đã thuyết phục được gần 530 người ở hơn 20 nước giúp họ hoàn thành đĩa nhạc mới. Những người này sẽ được chia lợi nhuận khi album bán chạy. Còn nếu không, người hâm mộ cũng không mất gì vì chiếc đĩa Nemesea sẽ gửi tặng khi album phát hành cũng đáng giá hơn khoản đầu tư 10 USD ban đầu rồi.

Nhưng quan trọng hơn là Nemesea thường xuyên nhận được phản hồi từ người nghe về tác phẩm và tận dụng được “ngàn năm bia miệng” để quảng bá chính mình. “Tôi có thể nghe một đĩa nhạc rồi cho nhận xét để ban nhạc hoàn thiện nó, cũng như giúp họ quảng cáo” - anh Rodrigo Frey, một nhà báo trẻ vừa đầu tư trên Sellaband, cho biết.

“Cuối cùng, ai cũng có lợi - Johan Vosmeijer, một trong hai sáng lập viên của trang Sellaband, nói - Ban nhạc sẽ nổi tiếng hơn, trang web có nhiều người đến thăm hơn và ai cũng có tiền”.

Thật vậy, dù chỉ mới ra đời hai tháng nhưng Sellaband đã có 600 ca sĩ và nhóm nhạc ký gửi nhạc phẩm, quyên được 150.000 USD từ hơn 3.000 nhà đầu tư trên thế giới.

Trong giới nghệ sĩ trên Sellaband, sẽ có kẻ thành công, người thất bại. Nhưng rõ ràng chủ nhân của trang web không thất thế vì họ chỉ việc thu đều đều 40% số tiền bán đĩa với mỗi đĩa nhạc “ra lò” từ đây trong khi mọi rủi ro đều do ban nhạc và người hâm mộ gánh.

Theo Evard Harris, một thanh niên Anh, khoản đầu tư có thể rủi ro nhưng rất thú vị bởi người ta vừa có thể kể lể với bạn bè về những ban nhạc họ thích, vừa có thể kiếm tiền bằng những lời nói đó.

MINH HUY (Theo nemesea.com, AFP, Reuters)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên