15/02/2005 12:00 GMT+7

Ngày mai Nghị định thư Kyoto có hiệu lực

DUY VĂN
DUY VĂN

TT - Bảy năm sau khi được ký kết tại Kyoto (Nhật), ngày mai Nghị định thư (NĐT) về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, còn được gọi là NĐT Kyoto, bắt đầu có hiệu lực.

3SzFAjj5.jpgPhóng to
Biểu tình tại Đại sứ quán Mỹ ở London yêu cầu Mỹ tham gia NĐT Kyoto

Sự kiện này sẽ được đánh dấu bằng một buổi lễ rất long trọng tại Kyoto với sự hiện diện của nhiều nhân vật có tiếng tăm trên thế giới.

Thời gian qua, nhiều nước công nghiệp đã tiến bộ đáng kể trong chỉ tiêu cắt giảm khí thải, như Đức đã giảm 19%, đồng thời cam kết sẽ giảm 21% vào năm 2012. Tuy nhiên, trong khi Đức có thể hoàn thành nghĩa vụ nhờ sự tái cấu trúc các ngành công nghiệp tại lãnh thổ Đông Đức cũ thì Ý, Úc và Nhật lại lo âu.

Đơn cử trường hợp Nhật: 11 trong số 30 khu vực, trong đó có ngành thép và năng lượng, có nguy cơ không đạt được các mục tiêu giảm CO2, theo một nghiên cứu vừa được Bộ Kinh tế - thương nghiệp và nông nghiệp (METI) Nhật công bố.

Thậm chí, METI còn cho biết lượng khí thải tại Nhật đã tăng lên do kinh tế tăng trưởng sau 10 năm trì trệ. Cuộc nghiên cứu đã khiến METI phải mở lại các cuộc thương lượng nhằm áp đặt thuế đánh vào những kẻ vi phạm gọi là “thuế carbon”. Trong khi đó Hiệp hội doanh nhân Nhật Keidaren kiên quyết chống lại loại thuế này vì cho rằng nó có thể gây thiệt hại kinh tế và tính cạnh tranh của các công ty.

NĐT Kyoto qui định trong giai đoạn đầu có hiệu lực (2008-2012) các nước công nghiệp phải giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính ít nhất 5%, tức bằng với mức khí mà họ thải ra vào năm 1990.

Sau năm 2012, chỉ tiêu của các nước sẽ được qui định tại cuộc đàm phán bắt đầu vào năm nay. Cho tới nay, có 161 quốc gia (trong đó có 39 nước công nghiệp phát triển), thải 61% khí thải gây hiệu ứng nhà kính theo mức của năm 1990, đã ký hiệp ước này.

Nguồn: Bradenton Herald

Một giải pháp đang được đưa ra là "hệ thống tín dụng", theo đó một nước không đáp ứng được mục tiêu NĐT đưa ra có thể thành lập những dự án năng lượng sạch tại các nước đang phát triển không bị ràng buộc về chỉ tiêu khí thải. Giáo sư Takamitsu Sawa tại Đại học Kyoto (Nhật) cho rằng động thái này rất "đắt đỏ" với Nhật, nhưng dường như Nhật không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải chấp nhận trả giá. (Nguồn: The Straits Times).

Trong khi đó, Mỹ - quốc gia thải CO2 nhiều nhất thế giới (36% của năm 1990) - lại không tham gia NĐT, vì như Ngoại trưởng Condi Rice vừa tái khẳng định, NĐT này không đáp ứng lợi ích của nước Mỹ. Mặt khác, Mỹ phản đối việc một số nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ cũng tạo ra nhiều khí thải, nhưng lại không bị buộc cắt giảm, là "bất cô

ng" (BBC). Những cuộc biểu tình trước ngày 16-2 đã nổ ra tại Anh để phản đối thái độ này của chính quyền Bush. Úc cũng đang chịu áp lực lớn khi Công Đảng đối lập cho rằng Úc đang để mất đi những cơ hội kinh tế toàn cầu có được nhờ việc ký NĐT (TTXVN).

Bob Watson, giám đốc phụ trách khoa học của Ngân hàng Thế giới, cho rằng mặc cho các nước phê chuẩn thực thi NĐT, khí thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ tiếp tục tăng vì ô nhiễm tiếp tục gia tăng từ Mỹ, nước từ năm 1990 đã tăng số khí thải lên tới 13,4%.

Vì thế, Thủ tướng Thụy Điển Goeran Persson đã đưa ra một đề nghị mới trước thềm hiệu lực của NĐT Kyoto: mở ngay vòng thương lượng mới trong năm nay, với các điều kiện sao cho lôi cuốn được Mỹ và Úc tham gia khi NĐT Kyoto hết hạn giai đoạn đầu vào năm 2012.

DUY VĂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên