09/04/2007 10:54 GMT+7

Ngành công nghệ cao Ấn Độ "khát" nhân lực

K. LINH (Theo AP)
K. LINH (Theo AP)

TTO - Với mức tăng trưởng phi thường gần 2 thập kỷ, giờ đây, Ấn Độ đã trở thành trung tâm công nghệ cao quốc tế. Thế nhưng, ngành này đang gặp phải một vấn đề là thiếu nhân công. Các trường học Ấn Độ hàng năm đào tạo 400.000 kỹ sư. Tuy nhiên, chỉ có 100.000 người biết làm việc thực sự.

XhUj2o2z.jpgPhóng to
Ấn Độ cũng khủng hoảng về nhân lực CNTT
TTO - Với mức tăng trưởng phi thường gần 2 thập kỷ, giờ đây, Ấn Độ đã trở thành trung tâm công nghệ cao quốc tế. Thế nhưng, ngành này đang gặp phải một vấn đề là thiếu nhân công. Các trường học Ấn Độ hàng năm đào tạo 400.000 kỹ sư. Tuy nhiên, chỉ có 100.000 người biết làm việc thực sự.

Các cử nhân rời khỏi ghế trường đại học với toàn lý thuyết, thậm chí có trường còn không có phòng máy tính. Ngay cả những sinh viên học ở trường vào loại tốt nhất cũng bị “cùn” đi và ra trường mà không có cả kỹ năng giao tiếp cơ bản.

Mohandas Pai, Nhà quản lý nhân lực tập đoàn phần mềm Infosys Technologies, khẳng định. "Chúng tôi không thiếu người. Vấn đề nằm ở chỗ thiếu nhân lực được đào tạo tốt”.

Nhìn từ bề ngoài, quốc gia với 1,03 tỷ dân này dường như như là nguồn nhân công rẻ có đủ trình độ hút việc làm từ phương tây. Tuy nhiên, trên thực tế, các công ty công nghệ phải bỏ ra hàng trăm tỷ USD để đảm bảo cỗ máy kiếm lợi nhuận hoạt động tốt.

“Đúng là gót chân Achilles”, James Friedman, nhà phân tích của tập đoàn tài chính Susquehanna nghiên cứu vấn đề này, nhận xét. “Năm 2000, khi chúng ta bắt đầu theo dõi ngành công nghệ cao Ấn Độ, có 50.000 việc làm với 500.000 ứng viên. Giờ đây, mỗi năm có 180.000 vị trí, nhưng chỉ có 100.000-200.000 ứng viên đủ tiêu chuẩn”.

Ngành công nghệ cao Ấn Độ vẫn tiếp tục phát triển, nhưng ở mức độ vừa phải. Theo Hiệp hội Quốc gia các công ty dịch vụ phần mềm (NASSCOM), vào năm 2010, lĩnh vực này sẽ thiếu 500.000 người.

Ngành công nghệ cao đang mở rộng nhanh đến mức dân số không thể theo kịp nhu cầu nhân công trình độ cao. Ví dụ, công ty phần mềm lớn nhất Ấn Độ Tata Consultancy Services thuê khoảng 3.000 người/tháng. Công ty tư vấn Accenture dự định thuê 8.000 người trong 6 tháng tới và IBM thông báo sẽ cần thêm 50.000 người nữa ở quốc gia Nam Á này vào năm 2010.

Ấn Độ có được thành công phần nhiều là do các kỹ sư phần mềm nước này làm việc với mức lương thấp hơn so với phương tây, thường chỉ bằng ¼. Nếu ngành công nghệ cao không tìm được đủ nhân công để giữ mức lương thấp, thì các công ty sẽ chuyển sang các đối thủ khác như Ba Lan và Philippines.

Giải quyết vấn đề này cần sự tham gia của các trường đại học cho đến những doanh nghiệp và chính phủ. Các công ty lớn nhất đã xây dựng trung tâm đào tạo, như hãng phần mềm lớn thứ hai Ấn Độ Infosy đã bắt đầu khu đào tạo công nghệ cao ở Bangalor cách đây 3 năm.

Hầu hết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều tin rằng khoản đầu tư mà họ chi ra sẽ mang lại lợi nhuận, và Ấn Độ vẫn tiếp tục có sức cạnh tranh. Tuy nhiên, họ lạc quan một cách thận trọng. “Chúng ta có thể vượt qua năm nay. Thế nhưng nếu không thay đổi cách đào tạo về lâu về dài, sớm muộn chúng ta cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực”, Giám đốc NASSCOM Kiran Karnik nhận định.

Nguyên nhân sâu xa của vấn đề là hệ thống giáo dục không hoàn thiện. 15 năm trước, khi nền kinh tế Ấn Độ bùng nổ, tầng lớp trung lưu nước này muốn con cái mình giàu hơn, có trình độ học vấn cao hơn. Hệ quả là, số trường đại học ngành kỹ thuật tăng gần gấp 3. Tuy nhiên, vấn đề thực tế trở nên tồi tệ hơn.

Các viện kỹ thuật hiếm khi có điện, trường đại học thì không có máy tính. Tại một số trường đại học, giáo sư hiếm khi xuất hiện. Giáo trình thì cổ lỗ. Ngay cả những trường tốt nhất, như Viện Công nghệ (trường công) với đầu vào thi tuyển gắt gao vào loại nhất thế giới, với những giáo sư hàng đầu và trang thiết bị hiện đại, cũng có vấn đề.

Nhiều học sinh mất 1 năm hoặc hơn ở các trường trung học tư thục chật ních, nơi họ được nhồi nhét đủ thứ để sẵn sàng cho kỳ thi tuyển gắt gao. Bí quyết ở đây là học thuộc lòng mọi thứ, và bạn sẽ đạt điểm cao. “Người ta quên những thứ quan trọng hơn: khả năng tư duy, viết, logic, giao tiếp với người xung quanh”, Pai nói. Kết quả là những con người thông minh, có học vấn lại gặp phải vấn đề ở những kỹ năng cơ bản như làm việc nhóm hay trả lời điện thoại một cách lịch sự. “Người ta cứ tập trung vào việc nhồi nhét, nhồi nhét và nhồi nhét”, Pai nhận xét.

Vì vậy, mọi chuyện diễn ra khác hẳn ở trung tâm đào tạo mà doanh nghiệp lập ra như Infosys. “Mối quan tâm hàng đầu ở trường đại học là đạt điểm tối đa”, Sanjay Joshi, một kỹ sư 22 tuổi đang tham gia khoá đào tạo ở đây, nói. “Ở đây, chúng tôi chỉ tập trung vào học hành”.

Phần lớn nội dung đào tạo là kỹ thuật, nhất là lập trình. Tuy nhiên, trung tâm còn có các lớp “kỹ năng mềm” dạy kỹ năng viết email và giải quyết vấn đề. Học viên còn được giải trí nữa. Độ tuổi trung bình của học viên là 22 và với một vài người, đây là lần đầu tiên họ xa nhà. Có sân bóng đá, sân cricket, bể bơi, bãi chơi bowling và phòng thể dục. Học viên lúc nào cũng vui tươi, niềm nở.

Một buổi sáng, học viên đổ vào phòng học lớn cho lớp lập trình. 8g45 - 15 phút trước khi giờ học bắt đầu, căn phòng gần như không còn chỗ trốn. Học viên ngồi yên lặng, chờ thầy giáo.

K. LINH (Theo AP)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên