16/08/2005 09:41 GMT+7

Nghệ sĩ hoạt động tự do cũng được xét tặng danh hiệu

Theo Tiền Phong
Theo Tiền Phong

Đợt xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT, giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước năm nay ít ra có hai chi tiết mới: Tác giả phải gắn với công trình, cụm tác phẩm nhất định; những ca sĩ, nghệ sĩ hoạt động tự do cũng được xét phong tặng.

GUCw8juW.jpgPhóng to

Các ca sĩ tự do cũng được quyền có danh hiệu

Đợt xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT, giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước năm nay ít ra có hai chi tiết mới: Tác giả phải gắn với công trình, cụm tác phẩm nhất định; những ca sĩ, nghệ sĩ hoạt động tự do cũng được xét phong tặng.

Quy trình xét tặng danh hiệu qua bốn hội đồng, còn ứng viên cho giải thưởng Nhà nước và giải thưởng Hồ Chí Minh phát qua ba hội đồng thẩm định.

Thành viên hội đồng xét tặng danh hiệu nghệ sĩ và các giải thưởng thuộc diện ứng viên sẽ không được tham gia thảo luận và bỏ phiếu tín nhiệm cho mình.

Các mẫu văn bản như bản tóm tắt thành tích, phiếu bầu, biên bản họp hội đồng, họp ban kiểm phiếu... sẽ được gửi tới các hội đồng.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa thông tin Phạm Quang Nghị nói: “Nếu quá đơn giản về mặt thủ tục thì chúng ta sẽ rất dễ sa vào sự thiếu chính xác,không chọn được những tác phẩm và gương mặt xứng đáng. Ngược lại, nếu quá ư rườm rà thì cũng không ổn. Sự thẩm định đánh giá phải kỹ lưỡng. Đề ra bốn cấp hội đồng là cần thiết, giúp tăng độ chính xác. Mỗi cấp phải làm việc khoa học, không nên đặt ra những thủ tục rườm rà gây khó khăn cho những người được giới thiệu".

Thủ tướng Chính phủ cũng vừa ký quyết định thành lập hai Hội đồng quốc gia do Bộ trưởng Phạm Quang Nghị làm Chủ tịch. Ông Đào Duy Quát - phó Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương làm Phó Chủ tịch. Chúng tôi có cuộc trò chuyện cùng ông Hồ Trí Hùng - Phó Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ (Bộ Văn hóa - Thông tin), Tổ trưởng Tổ Thư ký các hội đồng quốc gia.

* Trường hợp nào thì nghệ sĩ bị tước danh hiệu, thưa ông?

- Theo pháp lệnh cũ và luật mới thì những người vi phạm pháp luật đều bị tước danh hiệu. Trong khi chờ nghị định hướng dẫn của Thủ tướng, năm nay sẽ thực hiện theo quy định tạm thời này.

Còn năm 2006 trở đi, khi đã có nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Thi đua - khen thưởng, chúng ta sẽ làm theo. Với các nghệ sĩ vi phạm pháp luật và có kết quả xét xử của toà án, sẽ bị tước danh hiệu. Mấy năm trước nghệ sĩ Mạnh Linh đã bị tước danh hiệu khi ông chịu án tù.

Việc tước danh hiệu do các cấp trình lên. Cấp cơ sở (tức đơn vị quản lý nghệ sĩ ấy) phải làm hồ sơ báo cáo gửi các cấp trên, từ đó lên Hội đồng Trung ương và Chủ Tịch nước.

* Xin ông cho biết con số các đợt phong tặng danh hiệu và giải thưởng trong mấy năm qua?

- Năm 1996 phong tặng 44 giải thưởng Hồ Chí Minh, năm 2000 có 40 giải . Năm 2001: 174 giải thưởng Nhà nước. Riêng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, Nhà nước đã phong 5 đợt: 1984, 1988, 1993, 1997, 2001 với 1.152 NSND và 1.245 NSƯT.

* Quyền lợi của danh hiệu và giải thưởng là gì?

- Nghệ sĩ sẽ nhận huy hiệu và giấy chứng nhận. Còn quyền lợi. Nhà nước chưa chính thức định hình. Nhưng những năm gần đây, ngoài huy hiệu và giấy chứng nhận, mỗi nghệ sĩ Nhân dân được nhận 4 triệu đồng, nghệ sĩ Ưu tú được nhận 2 triệu đồng. Chế độ tăng lương, nâng bậc, nhà cửa... là tuỳ từng đơn vị, địa phương và ngành. Giải thưởng Hồ Chí Minh: 60 triệu đồng (tập thể), 25 triệu đồng (cá nhân). Giải thưởng Nhà nước: 40 triệu đồng (tập thể), 15 triệu đồng (cá nhân).

* Đã bao giờ Hội đồng quốc gia nhận những khiếu nại vượt qua cấp cơ sở chưa, thưa ông?

- Như Chủ tịch Hội đồng - Bộ trưởng Phạm Quang Nghị nói, chúng ta đang triển khai. Có rất nhiều người gọi điện hỏi tôi phải làm thủ tục ra sao, thế đã hợp lý chưa...Đấy là chuyện bình thường. Cuối tháng 11, tôi sẽ trả lời cụ thể có bao nhiêu đơn thư.

Theo Tiền Phong
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên