13/05/2008 04:01 GMT+7

Nên hạn chế số lần và thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm

Một thẩm phán TAND TP.HCM
Một thẩm phán TAND TP.HCM

TT - Về nguyên tắc tòa án xét xử độc lập nhưng trong bản án giám đốc thẩm, khi hủy án hội đồng thẩm phán TAND tối cao cũng nêu rõ luôn quan điểm phải xử lại như thế nào. Làm như vậy rất kẹt cho tòa cấp dưới. Nhiều lúc chúng tôi thấy mình đúng, khi xử lại muốn giữ nguyên quan điểm của mình, điều này dù luật cho phép nhưng lại là vi phạm chỉ đạo, hướng dẫn của tòa cấp trên.

Nhiều thẩm phán cương quyết xử theo quan điểm của mình thì lại bị kháng nghị giám đốc thẩm và hủy án thêm một lần nữa. Việc này sẽ ảnh hưởng đến việc đánh giá chất lượng xét xử của thẩm phán, và thẩm phán đó có thể không được tái bổ nhiệm. Theo tôi, cần sửa Bộ luật tố tụng dân sự theo hướng mỗi người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm như chánh án TAND tối cao, viện trưởng VKSND tối cao chỉ được kháng nghị một lần. Vì nếu cả hai người này đều kháng nghị, dù chỉ một lần, thì vụ án đã tới hai lần qua thủ tục giám đốc thẩm.

Ngoài ra, thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm ba năm kể từ ngày bản án có hiệu lực như hiện nay là quá dài, nên rút xuống còn hai năm để đảm bảo quyền lợi cho các đương sự. Cũng là để giảm bớt tình trạng bản án đã thi hành xong nhưng lại bị xét xử, thi hành theo hướng ngược lại.

Một thẩm phán TAND TP.HCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên