05/02/2005 10:00 GMT+7

Năm mới giữ gìn sức khỏe

GS. TRẦN PHƯƠNG HẠNH (Theo Sức khỏe Đời sống)
GS. TRẦN PHƯƠNG HẠNH (Theo Sức khỏe Đời sống)

Trong lúc trò chuyện, nhiều người thường nói: “Tôi không có thói quen ăn sáng; Tôi không có thói quen ngủ trưa”.v.v... và v.v... Chắc hẳn họ không biết đó là những thói quen không tôát. Nhưng thói quen là gì? Theo lời một nhà nghiên cứu y học: “Thói quen là bản chất thứ hai” (L’habitude est une seconde nature), nghĩa là con người muốn có bản chất tốt cần tạo cho mình những thói quen tốt.

ZdivlHqD.jpgPhóng to
Trong lúc trò chuyện, nhiều người thường nói: “Tôi không có thói quen ăn sáng; Tôi không có thói quen ngủ trưa”.v.v... và v.v... Chắc hẳn họ không biết đó là những thói quen không tôát. Nhưng thói quen là gì? Theo lời một nhà nghiên cứu y học: “Thói quen là bản chất thứ hai” (L’habitude est une seconde nature), nghĩa là con người muốn có bản chất tốt cần tạo cho mình những thói quen tốt.

Chúng ta thử tìm hiểu xem thế nào là thói quen tốt?, và nên tạo lập những thói quen đó bằng cách nào?

Thói quen ăn uống

Trước tiên, hãy nói về ăn. Nhiều người thường “ăn nhanh, đi chậm, nói nhiều”, vì vậy lời đầu tiên cần khuyên họ là “hãy ăn chậm, nhai kỹ”. Nhiều người còn có định kiến “không nên uống trong lúc ăn”, đây là sai lầm cơ bản trong dinh dưỡng, cách làm đúng là “nên uống trong khi ăn”, tất nhiên không nên uống nước ngọt vì sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn.

Nên uống một cốc nước lạnh hoặc sữa tươi không đường hay một lon bia, một ly rượu vang đỏ. Hãy cố gắng giữ đúng giờ ăn hàng ngày. Bữa ăn gia đình cần đông đủ các thành viên vì đây là những giây phút làm tăng thêm tình cảm giữa mọi người. Còn bữa ăn nên có những chất gì? Câu chuyện này đã tốn quá nhiều giấy mực, có lẽ chỉ nên nhắc qua: bữa ăn nên có đủ chất đạm (protid), bột (glucid), mỡ (lipid, lượng vừa phải) và chất xơ (chất không thể thiếu, giúp tiêu hóa dễ dàng).

Còn về chuyện uống? Cần nhớ rằng cơ thể chúng ta gồm 70% nước, nếu không thường xuyên cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể, sẽ xảy ra tình trạng thiếu nước và mất nước. Cần uống nước thường xuyên, mỗi lần một chút. Nhiều người (nhất là người cao tuổi) thường nói “tôi không khát nước”, đó là cảm giác sai lệch, cần loại bỏ. Bình thường mỗi người nên uống khoảng 1,5 lít nước/ngày. Nhiều người còn tạo thói quen tốt là đúng những thời gian nào đó trong ngày, họ sẽ uống một ly nước lạnh, bất kể có khát hay không.

Thói quen sinh hoạt

Chúng ta cần suy nghĩ rồi tự quyết định để tạo lập những thói quen tốt cần thiết trong sinh hoạt thường ngày như: lên giường nghỉ tối lúc mấy giờ (không nhất thiết phải ngủ ngay), sáng rời khỏi giường lúc mấy giờ (dù đã sớm tỉnh giấc); Xếp tài liệu chưa đọc ở đâu, thứ tự ra sao? Để sách báo đọc xong ở đâu?... Nên tạo thói quen nghỉ trưa (có thể nằm nghỉ chứ không nhất thiết phải ngủ) khoảng nửa giờ. Nhiều người còn tạo thói quen tốt là đi đại tiện vào một thời điểm cố định trong ngày dù muốn hay không.

Lúc đầu, nhiều thao tác của con người là do bắt buộc, rồi lặp đi lặp lại nhiều lần, những thao tác này chuyển thành thói quen và hòa nhập vào bản chất, đến mức ta không còn phải suy nghĩ về chúng nữa. Thí dụ: thói quen đánh răng, rửa mặt hàng ngày. Tạo thói quen tưởng chừng rất đơn giản nhưng nếu thực hiện đúng và đều đặn sẽ mang lại những hiệu quả rất tốt, giúp con người tiết kiệm được năng lượng và có tác dụng giữ gìn, bảo vệ sức khỏe rất hữu hiệu.

Trong sinh hoạt thường ngày, hãy biết tạo ra những thú vui chủ động (như chăm sóc cây hoa, sưu tập tem, tranh ảnh; Nghiên cứu một chủ đề ưa thích như lịch sử, địa lý...) và loại bỏ kiểu ham vui thụ động (ngồi hàng giờ trước máy truyền hình...).

Thói quen vận động thể lực

Ngày nay, với cuộc sống thành thị, do công việc hối thúc, nhiều người đã quên mất thói quen vận động: vừa ra khỏi nhà đã vội nhảy lên xe gắn máy hoặc chui tọt vào ô tô. Nhiều nhà y học đã khuyến cáo: nên dành thời gian mỗi ngày ra công viên đi bộ hoặc ngay trong nhà cũng nên cố gắng đi lại nhiều lần, lên xuống các bậc thang mỗi khi có điều kiện.

Cần biết cách thư giãn (nghỉ dưỡng, tĩnh tâm) nhiều lần trong ngày, nhiều ngày trong tháng, nhiều tháng trong năm, biết cách tăng sức đề kháng của cơ thể (về cả thể lực lẫn tâm thần bằng tập luyện thể dục, thể thao, tập thiền, yoga...). Chính những lúc thư giãn sẽ giúp ta lấy lại sự cân bằng thể lực.

Khi mệt mỏi, cần phân tích để xác định rõ nguyên nhân (làm việc, suy nghĩ quá mức?) rồi tự sửa chữa và điều trị. Biết tiết kiệm sức khỏe: không đứng khi có thể ngồi, không ngồi khi có thể nằm, không cứng lưng khi có thể tựa cổ, cố gắng vận động cột sống lưng (quay người phải trái, cúi xuống, ngửa ra sau), vận động cột sống cổ (ngửa đầu, cúi cổ nhiều lần trong ngày).

Cột sống lưng cũng như cột sống cổ có vai trò quan trọng trong việc duy trì thể lực. Cũng đừng quên rằng quá trình vận động thể lực còn bắt buộc ta phải vận động trí não, điều này sẽ giúp cơ thể không bị suy nhược, tâm thần thư thái và tránh được nhiều bệnh tật như loãng xương, tiểu đường, táo bón, tiêu hóa tốt, dễ ngủ, giúp tăng cường các phản xạ, tạo điều kiện cho việc đi đứng dễ dàng nhanh nhẹn hơn (do vậy giảm thiểu nguy cơ dễ té ngã, gãy xương ở người cao tuổi).

Thói quen vận động trí não

Đây là thói quen có ý nghĩa quyết định trong việc gìn giữ sức khỏe. Trong hoàn cảnh sống luôn tất bật hiện nay, cần biết cách vận động trí não. Muốn vậy, nên tự đặt ra cho mình những mục tiêu rõ rệt. Biết rõ mục tiêu của bản thân trong từng thời đoạn (trong ngày, tuần, tháng, năm) để hoàn tất mọi việc. Nói đơn giản là phải biết rõ mình muốn gì? Từ đó không nghĩ đến những chuyện vô ích, để trí não không bị ức chế quá mức gây stress, không làm những việc vô ích để cơ thể khỏi bị suy nhược.

Cố gắng giúp trí não làm việc bằng cách tưởng tượng: chẳng hạn đọc một quyển sách mới sẽ giúp ta thu thập được những kiến thức bổ ích gì? Du lịch đến một nơi xa lạ sẽ đem lại cho ta những cảm xúc nào? Lúc rảnh rỗi, nên gọi điện thoại hoặc gặp gỡ người quen, bạn bè để vận động trí não. Luôn suy nghĩ theo hướng tích cực.

Vận động trí não sẽ tác động đến quá trình trao đổi hóa học và chuyển hóa của mô não, nhờ đó tạo hiệu quả tốt cho khả năng tư duy, nhận thức và ghi nhớ. Vỏ đại não có nhiều vùng chức năng hoạt động rất đa dạng, vì vậy khi một chức năng không được sử dụng, nó sẽ dần dần giảm sút rồi mất hẳn. Nhiều người lớn tuổi thường than phiền về trí nhớ kém, nhưng họ không biết rằng quên lãng là do không vận động trí não chứ không phải do tuổi cao. Vận động trí não còn giúp tăng cường nhiều khả năng hoạt động khác của não như: cảm nhận, tập trung suy nghĩ, lý luận, tưởng tượng và sáng tạo. Các nhà nghiên cứu y học đã kết luận: những người thường xuyên vận động trí não sẽ trẻ lâu, sống lâu và sống hữu ích hơn những người lười hoạt động trí não.

Thói quen cũng giống như những phản xạ, lúc đầu được thực hiện có điều kiện rồi lâu dài trở thành không điều kiện để hòa nhập vào bản chất con người.

Như vậy, hàng ngày chúng ta cần có ý thức kết hợp và thực hiện cả 4 loại thói quen: ăn uống, sinh hoạt, vận động thể lực và vận động trí não. Chắc chắn đó là phương cách tốt nhất để gìn giữ sức khỏe lâu dài.

GS. TRẦN PHƯƠNG HẠNH (Theo Sức khỏe Đời sống)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên