28/01/2004 15:58 GMT+7

Mùa xuân hiếu nghĩa trong văn chương Việt Nam

GS  VŨ NGỌC KHÁNH (Báo Nhân Dân)
GS  VŨ NGỌC KHÁNH (Báo Nhân Dân)

Có thể tìm thấy trong kho tàng văn chương dân tộc rất nhiều hình ảnh rạng rỡ của mùa xuân trung với nước, hiếu nghĩa với cộng đồng. Niềm trung hiếu làm nên sắc xuân, con người, văn hóa Việt Nam.

RD3gHygA.jpgPhóng to
Ảnh: T.T.D.
Có thể tìm thấy trong kho tàng văn chương dân tộc rất nhiều hình ảnh rạng rỡ của mùa xuân trung với nước, hiếu nghĩa với cộng đồng. Niềm trung hiếu làm nên sắc xuân, con người, văn hóa Việt Nam.

Phan Bội Châu đã khái quát uyên thâm: Quốc trung hà nhật bất xuân phong (trong nước ta, ngày nào chẳng có gió xuân).

Lê Thánh Tông luôn luôn tâm niệm Nhân hoằng dụ hậu hiếu đức phụng tiên (hiếu kính thờ tiên tổ, nhân đức để cháu con). Ðường lối chính trị của ông được các quan trong triều hồi đó nhất trí công nhận là đường lối hiếu trị.

Một ngày xuân, tiến sĩ Phạm Ðạo Phú đã ca ngợi cái đẹp của đất nước:

Hiếu với mẹ cha lòng vẫn nhớCùng thờ tiên tổ, dạ khôn nguôiNgàn năm lăng tẩm cây che rợpVạn phúc cội nguồn nước chảy xuôi

Có vị quan như Vũ Phạm Khải, thời nhà Nguyễn, chúc thọ cha mẹ bằng một hành động đúng như ông Lão Lai. Ông đi làm quan xa, ngày xuân về thăm bố mẹ, đã ra sân làm trò tinh nghịch để cho bố mẹ cười đùa. Chuyện này là chuyện thực, được Vũ Phạm Khải nói trong thơ:

To đầu ngốc nghếch mái sươngDưới thềm ríu rít lại dường trẻ thơ

Với Tam nguyên Trần Bích Can (1840 - 1877), thì mùa xuân quê giàu tình trung hiếu. Làm quan ở Huế, xuân Ðinh Mão, viết lời khai bút, ông nhớ cha mẹ, quê hương:

Non mai ngàn dặm xa xôiSớm nay nào biết xuân tươi vẻ nào...Mẹ cha đội mái tóc sươngPhúc lành, nhờ một nén hương khấn cầu

Phan Ðình Phùng những ngày tạm vắng căn cứ Hương Sơn, ra bắc để tìm thêm đồng chí, đón xuân mà canh cánh nỗi niềm trung hiếu với nước, với dân:

Hiếu trung là nếp nhà taBiệt ly đất khách oán mà làm chiTiết xuân ai cũng vui vầyMà ta riêng nỗi sầu bi một mình

Ngô Quang Ðoan (1872 - 1945) còn bồn chồn hơn thế. Một ngày Tết, bí mật từ Nhật Bản về, ông đi thăm mộ cha, có bài thơ:

Khí thiêng trung hiếu còn lưu đóSự nghiệp nghìn thu vẫn mãi đâu

Và thật thú vị khi đọc vần thơ trong bản thần tích ở xã Nhân Hào, huyện Yên Mỹ (Hưng Yên), kể về công lao giữ nước của Thành hoàng:

Dẫu cho nghìn dặm một thânNúi sông đâu chẳng là xuân một nhàHiếu trung nổi tiếng gần xaDưới trời thảy với dân ta đậm tình.

GS  VŨ NGỌC KHÁNH (Báo Nhân Dân)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên