10/05/2004 05:20 GMT+7

Mùa nóng: trẻ dễ mắc bệnh gì và chăm sóc ra sao?

LÊ THANH HÀ thực hiện
LÊ THANH HÀ thực hiện

TT - Những ngày qua, cùng với nhiệt độ nắng nóng, số trẻ em mắc bệnh đến các bệnh viện nhi cũng gia tăng hơn bình thường. Tuổi Tre đã phỏng vấn nhanh bác sĩ Nguyễn Duy Tiên - trưởng khoa ngoại chẩn Bệnh viện Nhi Đồng 1 - xung quanh bệnh mùa nóng ở trẻ em và cách chăm sóc. BS Tiên cho biết:

N9MEaVHB.jpgPhóng to
bác sĩ Nguyễn Duy Tiên
TT - Những ngày qua, cùng với nhiệt độ nắng nóng, số trẻ em mắc bệnh đến các bệnh viện nhi cũng gia tăng hơn bình thường. Tuổi Tre đã phỏng vấn nhanh bác sĩ Nguyễn Duy Tiên - trưởng khoa ngoại chẩn Bệnh viện Nhi Đồng 1 - xung quanh bệnh mùa nóng ở trẻ em và cách chăm sóc. BS Tiên cho biết:

- Trẻ bị sốt có nhiều nguyên nhân, nhưng mùa nắng nóng trẻ thường bị sốt nhiều vì bị mất nước mà cha mẹ không biết để bù đủ nước cho trẻ, và làm cho trẻ bị “khô” thêm bằng cách bật quạt vì nghĩ rằng để trẻ mát (khi nằm quạt trẻ bị khô niêm mạc vùng hầu họng dễ dẫn đến viêm mũi họng, viêm hầu họng).

Bình thường một trẻ có cân nặng 10kg, cứ mỗi giờ có thể mất 50-100cc nước và chất khoáng (qua việc tiết mồ hôi). Cho nên phải bù đủ nước cho trẻ bằng cách cho uống nhiều nước. Nước tốt nhất đối với trẻ là nước dừa (vừa có nước vừa có chất khoáng), nước tinh khiết, nước trái cây (cam, chanh...). Tuy nhiên, tùy theo sở thích của trẻ thích uống nước gì thì cho uống nước đó, trẻ sẽ uống được nhiều hơn.

* Khi trẻ bị sốt ở nhà hoặc ban đêm thì cha mẹ nên làm như thế nào, thưa bác sĩ?

- Khi trẻ bị sốt trên 380C thì nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay, không nên để thân nhiệt tăng lên quá cao (hiện một số cha mẹ vẫn đợi bác sĩ khám rồi mới cho trẻ uống thuốc hạ sốt là không đúng) và sau đó đưa trẻ đến bệnh viện khám. Thuốc hạ sốt thường dùng cho trẻ là Cetamol (uống viên 100mg cho trẻ cân nặng 10kg, trẻ 15kg uống nửa viên 325mg), có thể mua để sẵn ở nhà. Đồng thời cho trẻ uống đủ nước.

* Còn khi trẻ bị ho - sổ mũi, ói và tiêu chảy thì nên xử lý thế nào?

- Có thể giảm ho bằng những loại thuốc nhẹ và dịu như Pecton hoặc Astex (ít độc). Nếu không có sẵn thuốc thì có thể dùng rau tần dày lá hoặc tắc chưng đường phèn cho trẻ uống. Trẻ bị sổ mũi thì nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý (có bán sẵn ở nhà thuốc tây), thông thoáng đường thở cho bé bằng cách dùng tăm bông ngoáy mũi.

Vào mùa nắng trẻ cũng thường ăn uống kém hơn bình thường và dễ bị ói, tiêu chảy. Để tránh trẻ bị ói khi ăn, cha mẹ nên chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần; không nên uống nhiều, ăn nhiều trong một lúc (trẻ 10kg trong một giờ chỉ nên ăn uống tối đa khoảng 100cc). Ăn nhiều hơn dễ bị ói. Để tránh trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ nên chú ý giữ gìn vệ sinh ăn uống và vệ sinh cá nhân cho trẻ. Nếu trẻ bị tiêu chảy nên bù nước cho đủ. Ngoài nước mát do nắng nóng kể trên, nên bù nước cho trẻ bằng việc cho uống thêm nước có pha oresol (có hướng dẫn sử dụng sẵn trên bao gói).

* Xin cảm ơn BS.

LÊ THANH HÀ thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên