27/03/2016 09:32 GMT+7

Một ngày ở xóm “5 không”

DUYÊN PHAN - XUÂN AN
DUYÊN PHAN - XUÂN AN

TTO - Hơn chục gia đình với gần 50 con người sống chen chúc trong những căn chòi tạm bợ trong một khu rừng dầu. Người dân địa phương gọi đó là xóm “5 không”: không hộ khẩu, không điện, không nước sạch, không biết chữ và... không biết tương lai về đâu.

Các túp lều bằng bạt được dựng sát nhau dưới sự che chắn của rừng cây dầu
Các túp lều bằng bạt được dựng sát nhau dưới sự che chắn của rừng cây dầu

Đó là câu chuyện của một xóm lao động nghèo là dân ở đồng bằng sông Cửu Long dắt díu cả gia đình con cái lên ở tạm bợ trong các căn lều để làm thuê tại xã Đông Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

Những chiếc lều được dựng tạm bợ bằng bạt xanh, cột vào thân những cây dầu, làm chỗ sinh hoạt cho cả gia đình 4-5 người. Mỗi khi gió lớn, những “ngôi nhà” bay phất phơ rồi rách toạc ra. Hằng ngày, cuộc sống của họ bắt đầu từ lúc 3g sáng, những đứa trẻ không được ngủ đủ giấc, khi thấy cha mẹ dậy chúng cũng dậy theo, chuẩn bị cơm nước đến khoảng 4g30 rồi bắt đầu dắt díu nhau ra rẫy chặt mía. Thu nhập của họ dựa hoàn toàn vào tiền công chặt mía. Mỗi bó mía họ được trả gần 700 đồng, một ngày chặt cật lực từ sáng tới chiều cũng chỉ được 60.000-70.000 đồng, đó là chi phí và là nguồn sống duy nhất của cả gia đình. “Mùa này nắng lắm, nên phải tranh thủ đi sớm để tránh nắng. Có hôm chặt đến khoảng 9g là không chịu nổi phải trở về, những ngày như vậy chỉ được khoảng 15.000 đồng, không đủ tiền mua đồ ăn” - chị Phách (30 tuổi) tâm sự.

Các em nhỏ phụ cha bẫy chuột để bổ sung vào
Các em nhỏ phụ cha bẫy chuột để bổ sung vào "thực đơn" gia đình

Trong số những lao động tại đây, có người đã sáu, bảy chục tuổi vẫn theo con cái lên làm thuê, có gia đình lên đến 10 thành viên. Vì không có thời gian đi chợ nên cả xóm sẽ cử đại diện một người ra trung tâm mua thức ăn cho tất cả, sau đó về phân chia lại cho nhau, có gì ăn nấy. Khi được hỏi sao không ở quê làm ăn mà phải vất vưởng, cuộc sống khổ cực, chị Oanh (31 tuổi) đáp: “Ở quê không có đất để làm, chủ yếu là đi bóc hạt điều, một ngày cao lắm cũng chỉ được 15.000-20.000 đồng. Nhiều khi mang con nhỏ theo nó lỡ ăn một vài hạt là lại bị trừ hết công”. Tại đây có khoảng 10 em nhỏ, là con của các gia đình đưa từ quê lên. Các em không được học hành, em thì theo cha mẹ lên rẫy, em thì ở nhà giữ em, những em nhanh nhẹn hơn thì đi nhặt chai nhựa quanh đó mang về bán ve chai để kiếm thêm thu nhập.

Vì công việc không quy định giờ giấc nên có những hôm làm không nổi về sớm, họ tranh thủ đi đặt bẫy chuột mang về ăn để tiết kiệm chi phí. Không điện đóm, mỗi lần dùng điện thoại họ phải đi sạc ké những người dân quanh đó với giá 2.000 đồng/lần. Cuộc sống khó khăn là thế nhưng may mắn là tất cả mọi người, kể cả con nít, ít khi ốm đau bệnh tật gì. Cứ thế, cuộc sống lều trại của họ đã diễn ra được gần bốn tháng, nhưng mỗi khi nhắc đến tương lai thì chỉ thấy ánh mắt đượm buồn của những con người nghèo khổ.

Không bếp. Bời
Không bếp. Bời "bếp" ở đây là những cục đá ghép lại và che chắn tạm bợ để tránh gió
Không nước sạch.
Không nước sạch. "Bồn" chứa nước chỉ là tấm bạt quây lại để chứa nước giếng xin được
Không điện. Cuộc sống buổi tối ở đây phụ thuộc hoàn toàn vào ánh sáng le lói của đèn dầu
Không điện. Cuộc sống buổi tối ở đây phụ thuộc hoàn toàn vào ánh sáng le lói của đèn dầu
Không nhà. Bởi
Không nhà. Bởi "nhà" chỉ là những chiếc lều tạm bợ bằng bạt, cột vào thân cây dầu
"Nhà tắm" của các chị em được che chắn bởi các tấm bạt, còn đàn ông thì tắm luôn ngoài trời
Không chỗ riêng tư. Cái phản chắp vá là nơi sinh hoạt chung cho tất cả mọi người
Không chỗ riêng tư. Cái phản chắp vá là nơi sinh hoạt chung cho tất cả mọi người
Ở đây muỗi nhiều, trẻ em chui vào màn bất kỳ lúc nào có thể
Ở đây muỗi nhiều, trẻ em chui vào màn bất kỳ lúc nào có thể
Em Huyền Trân (2 tuổi) tự xúc ăn khi cha mẹ vắng nhà
Em Huyền Trân (2 tuổi) tự xúc ăn khi cha mẹ vắng nhà
Thu nhập chính của các gia đình ở đây là chặt mía thuê, mỗi ngày chỉ kiếm được khoảng 60.000 - 70.000 đồng
Thu nhập chính của các gia đình ở đây là chặt mía thuê, mỗi ngày chỉ kiếm được khoảng 60.000 - 70.000 đồng

 

DUYÊN PHAN - XUÂN AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Tin cùng chuyên mục