Quyết định số 1712/QĐ-BĐH ngày 18-12-1978 của Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp qui định giờ giảng nghĩa vụ (không tính tiền) của giáo sư là 290 tiết, phó giáo sư 270 tiết, giảng viên 260 tiết, trợ giảng 200 tiết… Quyết định này đã trải dài theo dòng lịch sử 25 năm với biết bao đổi thay của thực tiễn, đến nay thử hỏi có bao nhiêu trường áp dụng?
Một sinh viên tốt nghiệp xuất sắc vượt qua bao nhiêu trắc ẩn, cám dỗ của cuộc sống, từ chối những mức lương hậu hĩ vài trăm đến cả ngàn đôla/tháng để trở thành cán bộ giảng dạy, nếu gồng mình ra dạy giờ nghĩa vụ từ 4-5 lớp/năm để rồi nhận vài trăm ngàn đồng/tháng tiền lương thì quả là điều đáng phải suy nghĩ!? Chính vì vậy mà nhiều trường đại học đã rút ngắn giờ nghĩa vụ cho giảng viên trẻ để họ có thể tạm yên tâm cống hiến, mới chỉ là tạm thôi! Nhưng để có một người thầy cho xã hội, không lẽ lại phải tạm bợ mãi sao?
Thật trớ trêu thay, những sự hợp tình hợp lý đó lại không hợp pháp!? Còn nữa: chuyện thuế má, hóa đơn... trong giáo dục. Trong mẫu tờ khai đăng ký thuế với những thuật ngữ nghe rất lạ đối với môi trường giáo dục như: đăng ký kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, hình thức hạch toán và kết quả kinh doanh…
Vậy đó, thực tế giữa cái hợp lý và hợp pháp đã và sẽ tiếp tục xung đột nhau. Mà xung đột một cách không cần thiết kiểu như thế này sẽ có lợi cho ai? Ai sẽ phải khổ đau? Thật đau xót cho những nhà giáo phải “ra đi” không phải vì việc dạy, việc nghiên cứu chuyên môn… mà từ những việc, những chuyện có ranh giới quá mong manh giữa cái đúng và cái sai!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận