23/06/2004 05:34 GMT+7

Môn vật lý: phải làm dàn bài chi tiết

LÝ VĨNH BÊ (trưởng khoa vật lý - Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)
LÝ VĨNH BÊ (trưởng khoa vật lý - Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)

TT - Về lý thuyết, thí sinh (TS) phải làm dàn bài chi tiết từng phần theo từng đề mục trong sách giáo khoa vật lý lớp 12. Mỗi phần TS phải nắm được phần nào đặt nặng cho bài tập áp dụng, phần nào là lý thuyết, giải thích hiện tượng.

Thí dụ: phần cơ học TS phải làm nhiều bài tập ở phần con lắc lò xo, con lắc đơn..., phải học và giải thích hiện tượng trong dao động tắt dần, dao động cưỡng bức, sự cộng hưởng cơ, giao thoa sóng, sóng dừng...; phần quang vật lý luôn đặt nặng phần lý thuyết và làm các bài tập ngắn của giao thoa ánh sáng, hiện tượng quang điện, tia Rơnghen, quang phổ nguyên tử hydro...

Muốn học tốt phần lý thuyết, TS phải đọc để hiểu, nắm chắc được hiện tượng và phân chia từng phần có diễn biến và liên quan với nhau cả về nội dung và dàn bài. Thí dụ: phần lý thuyết quang vật lý là các loại quang phổ: quang phổ liên tục, quang phổ vạch phát xạ, quang phổ vạch hấp thụ, chúng có định nghĩa như thế nào, nguồn gốc phát sinh ra chúng, đặc điểm là gì, ứng dụng ở đâu.

Sau khi đã có dàn bài chi tiết và phân chia từng phần có liên quan, TS chỉ căn cứ vào dàn bài này mà tập trình bày từng phần trước một tấm bảng đen nhỏ ở nhà nếu có, hay trước một tờ giấy nháp trên bàn học bằng cách ghi lại ý chính, các công thức hay vẽ lại hình vẽ, sơ đồ thí nghiệm chứ không nên chỉ học suông.

Về bài tập: trước tiên TS phải làm bài tập từng phần theo dàn bài của lý thuyết. Trong mỗi phần có nhiều chủ đề. Trong phần bài tập chắc chắn có nhiều công thức mà TS cần phải nhớ, như vậy để cho ít bị lẫn lộn từ phần này sang phần khác hoặc quên công thức, TS chỉ nhớ, cố sức nhớ những công thức mà giáo khoa cho phép chấp nhận hay các công thức thiếu mà việc chứng minh khá rắc rối, tốn nhiều thời gian, còn các công thức khác dễ chứng minh thì tốt nhất nên biết cách chứng minh khi dùng đến.

AsU9lEny.jpgPhóng to
Thí dụ: phần quang hình, công thức tính tiêu cự và độ tụ của thấu kính được phép áp dụng thì phải nhớ:

Các công thức của lăng kính chỉ cần vẽ hình là chứng minh được ngay. Kể cả các công thức về bản mặt song song, lưỡng chất phẳng cũng có thể chứng minh dễ dàng. Phần cơ học: các công thức ít dùng, dễ quên như lực căng dây của con lắc đơn, vận tốc con lắc đơn dao động với biên độ lớn... nên nhớ cách chứng minh.

Tin bài liên quan:

* Môn địa lý: cần phân loại câu hỏi và cách trả lời * Môn sử: phải đọc kỹ đề để hiểu đề * Môn văn: đủ, đúng, rõ mới có thể đậu! * Môn hóa: phải chú trọng phần lý thuyết * Môn sinh: Phải biết hệ thống hóa kiến thức *Môn toán: nắm kiến thức một cách chủ động *Tiếng Anh: cần viết đúng chính tả và ngữ pháp

LÝ VĨNH BÊ (trưởng khoa vật lý - Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên