29/06/2006 10:59 GMT+7

Mỗi 2 phút, 1 phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung

Theo VietNamNet
Theo VietNamNet

Trên thế giới, mỗi 2 phút lại có 1 phụ nữ chết do ung thư cổ tử cung. Ở VN, đây cũng là căn bệnh thường gặp nhất trong các loại ung thư.

P76v6rKP.jpgPhóng to
Trên thế giới, cứ mỗi 2 phút có 1 phụ nữ chết vì ung thư CTC - Ảnh minh họa
Trên thế giới, mỗi 2 phút lại có 1 phụ nữ chết do ung thư cổ tử cung. Ở VN, đây cũng là căn bệnh thường gặp nhất trong các loại ung thư.

Văcxin không phải là "vũ khí" duy nhấtThử nghiệm vaccine ngừa ung thư tử cung tại VNTP.HCM: lập ban chủ nhiệm phòng chống ung thư cổ tử cungBill Gates tài trợ phòng chống ung thư cổ tử cung tại VN

Mỗi năm, BV Ung bướu TP.HCM nhận điều trị trên 1.000 trường hợp ung thư cổ tử cung mới, hơn phân nửa số này đã vào các giai đoạn cuối. Những con số thống kê này được trình bày tại buổi Sinh hoạt Khoa học Kỹ thuật tháng 6-2006 vừa qua tại BV Ung bướu TP.HCM.

Theo TS.BS Vũ Thị Nhung, Giám đốc BV Hùng Vương, trên thế giới, cứ mỗi 2 phút có 1 phụ nữ chết vì ung thư CTC. Dự kiến vào năm 2050, thế giới sẽ có trên 1 triệu trường hợp mới mắc ung thư CTC hàng năm.

Theo ghi nhận ung thư quần thể tại TP.HCM năm 1997, ung thư cổ tử cung là loại thường gặp đứng vị trí số một ở nữ giới, chiếm tỷ lệ 28% tổng số ung thư các loại. Còn ở Hà Nội, năm 1994, ung thư CTC đứng hàng thứ tư ở nữ giới, với tỷ lệ 7,7/100.000 dân.

Các quốc gia như châu Mỹ Latin, Nam và Đông Phi, Ấn Độ có tỷ lệ ung thư CTC cao thường không có chương trình tầm soát ung thư CTC tốt, đặc biệt là phụ nữ có liên quan đến nhóm nhiễm virus gây u nhú ở người (Human Papilloma Virus - HPV) và liên quan đến các hành vi tình dục.

Virus gây u nhú ở người

Trong thập niên 70, virus gây u nhú ở nguời (Human Papilloma virus) được mô tả là một trong những tác nhân gây biến đổi tế bào cổ tử cung, tiền đề cho ung thư. 90 - 99% các ung thư CTC đều do HPV gây ra. Giới chuyên gia coi HPV là nguyên nhân cần thiết của phần lớn ung thư cổ tử cung.

HPV có thể gây những tổn thương u nhú dạng mụn cóc thường lành tính ở thanh quản, da tay, chân, niêm mạc miệng, bộ phận sinh dục. Tuy nhiên có một số chủng thường kết hợp với ung thư, 70% là do 2 chủng virus HPV - 16 và HPV - 18.

Có khoảng 100 chủng HPV, nhưng trên 30 chủng lây truyền từ người sang người qua quan hệ tình dục. Quan hệ tình dục có liên quan mật thiết đến việc nhiễm HPV.

Tuổi bắt đầu quan hệ tình dục càng sớm (trước 21 tuổi) và có nhiều bạn tình làm tăng nguy cơ ung thư. Khoảng 50-90% nữ hoạt động tình dục đều bị nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời, nhưng thường không có triệu chứng gì.

Ngoài ra, tuy hiện nay các nghiên cứu vẫn còn bàn cãi về vấn đề thuốc ngừa thai uống có làm tăng nguy cơ ung thư CTC hay không; nhưng, sử dụng thuốc ngừa thai uống lâu dài trên người nữ có nhiễm HPV sẽ làm tăng nguy cơ ung thư CTC về sau.

Trong bài báo cáo của mình tại buổi sinh hoạt, TS.BS Vũ Thị Nhung cảnh báo, dưới 25 tuổi tỷ lệ nhiễm HPV cao nhất. Ngoài ra, do tình trạng hệ thống miễn nhiễm của cơ thể; dễ nhiễm HPV đối với người có HIV, thai phụ, người được cấy ghép mô, tiểu đường, đang được hóa trị, hút thuốc lá (do sự tích tụ nhiều chất nicotin trong chất nhầy cổ tử cung và tình trạng miễn dịch của người hút thuốc lá kém hơn người không hút), điều trị lạm dụng Corticoids.

Quá trình chuyển dạng ác tính sinh ung thư của HPV thường xảy ra trên các cơ địa có yếu tố như vệ sinh sinh dục kém dẫn đến nhiễm trùng, hút thuốc lá, nhiều con…

Tầm soát ung thư CTC

Tuy nhiên, đối với người nhiễm HPV đều có nguy cơ rất thấp dễ bị ung thư về sau, cho dù là nhiễm HPV ở nhóm có nguy cơ cao. Nguyên do, virus này cần diễn tiến quá nhiều giai đoạn của cơ chế sinh ung thư. Muốn phát sinh ung thư, bên cạnh yếu tố quan trọng là nhiễm HPV đòi hỏi phải có những yếu tố nguy cơ khác phối hợp.

90% tất cả các trường hợp ung thư CTC đều xảy ra trước tuổi 35 - 40. Và chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ các ung thư CTC sẽ diễn tiến thành ung thư xâm lấn nếu không điều trị.

Thời gian trung bình để cho ung thư CTC tiến triển thành ung thư xâm lấn kéo dài khoảng từ 10 - 20 năm. Đây là cơ sở để sàng lọc phụ nữ trên 30 tuổi để tầm soát và phòng ngừa ung thư cổ tử cung.

Hiệp hội Soi cổ tử cung và Bệnh học cổ tử cung của Mỹ (American Society for Colposcopy and Cervical Pathology - ASCCP) và Viện Ung thư Quốc gia (National Cancer Institute - NCI) đã đề xuất kết hợp xét nghiệm HPV và xét nghiệm Pap’s smear đối với tế bào tử cung trong chương trình tầm soát ung thư cổ tử cung.

Nếu người phụ nữ được khám và xét nghiệm đều đặn sẽ có nhiều cơ may phát hiện được ung thư CTC để được điều trị sớm, tránh nguy cơ phát triển về sau.

Tại Việt Nam, chương trình phòng chống ung thư cổ tử cung Việt - Mỹ đã được triển khai từ những năm 1993 với sự chủ trì của BS. Nguyễn Chấn Hùng, Giám đốc BV Ung bướu TP.HCM.

Tuy nhiên, đối với các quốc gia đang phát triển khi triển khai việc tầm soát này gặp những vấn đề khó khăn khác như mạng lưới tầm soát đọc và xử trí các tổn thương phát hiện trong tầm soát, kinh phí, văn hóa…

Theo VietNamNet
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên