21/11/2007 20:21 GMT+7

Mộc mạc và sang trọng

Theo NGUYỄN NHÂNDoanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
Theo NGUYỄN NHÂNDoanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Tranh của Hà Huỳnh Mỹ không khoa trương màu sắc. Nó nhẹ nhàng, e ấp như thiếu nữ mang dáng sen đầu mùa hay đơn sơ, mộc mạc với hình ảnh mẹ dắt tay con, với đôi gánh hàng hoa dạo bước trên đường làng. Tranh của Lục Đan Mỹ thì lại khác. Có người đã nhận xét rằng màu sắc và độ tương phản trong tranh đã làm nên sự hài hòa giữa nét phóng túng nghệ thuật và tính hiện thực chân xác.

ax3bv57Z.jpgPhóng to
Vợ chồng họa sĩ Hà Huỳnh Mỹ và Lục Đan Mỹ
Tranh của Hà Huỳnh Mỹ không khoa trương màu sắc. Nó nhẹ nhàng, e ấp như thiếu nữ mang dáng sen đầu mùa hay đơn sơ, mộc mạc với hình ảnh mẹ dắt tay con, với đôi gánh hàng hoa dạo bước trên đường làng. Tranh của Lục Đan Mỹ thì lại khác. Có người đã nhận xét rằng màu sắc và độ tương phản trong tranh đã làm nên sự hài hòa giữa nét phóng túng nghệ thuật và tính hiện thực chân xác.

Hai người bạn đời yêu tranh này tuy chưa cầm bút vẽ chung, nhưng sau gần mười năm sáng tác đã chọn “Chung một lối về” đễ chiêu đãi bạn bè một buổi tiệc bằng tranh tại Khách sạn Park Hyatt tối 8-11.

Xuất thân là một bác sĩ, Hà Huỳnh Mỹ đến với bảng màu, giá vẽ từ tình yêu hội họa của chồng là bác sĩ Lục Đan Mỹ. Bắt đầu từ việc muốn ghi lại cảm hứng bất chợt hay tìm cách diễn tả nỗi lòng mình trước từng khoảnh khắc của cuộc sống, chị đã chọn việc cầm cọ “như một phương tiện gửi gắm tâm tư của chính mình qua từng tác phẩm”. Đầu năm 2000, chị bắt đầu bước vào con đường sáng tác chuyên nghiệp khi là một thành viên tích cực của nhóm Hương Cỏ sau hơn năm năm học tập tại Trường Đại học Mỹ thuật.

Thế giới trong tranh của chị hiện lên từ những gam màu trầm, ấm. Nơi ấy, cuộc sống hiện ra sau lăng kính vạn hoa muôn hình vạn trạng, không lặp lại nhưng vô cùng quen thuộc, sống động mà vẫn rất êm đềm. Chị chọn thiếu nữ và hoa, đặc biệt là hoa sen, làm đề tài sáng tác của mình. Chị nói: “Cứ mỗi lần bắt gặp hình ảnh người thiếu nữ Việt Nam trong tà áo dài truyền thống là tôi không khỏi xúc động. Nó cứ ám ảnh và rồi trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của tôi”.

x2nOzoSu.jpgPhóng to qRtCQ15w.jpg

Người phụ nữ trong tranh Hà Huỳnh Mỹ không lộ rõ chân dung và thường được tác giả hòa lẫn vào phông nền phía sau, nhưng chỉ cần những nét điểm nhẹ bằng màu sắc, bằng độ tương phản thì nhân vật trung tâm vẫn giữ được vị thế của mình. Hoa sen vốn là đề tài rất phổ biến của nhiều họa sĩ, nhưng hoa sen trong tranh của chị vẫn đẹp, vẫn rất duyên. Nó bàng bạc quyến rũ, cuốn hút người xem bởi một cảm giác rất đỗi yên bình.

Hà Huỳnh Mỹ còn chọn cho mình nhiều đề tài sáng tác khác, về phụ nữ với những công việc thường nhật của họ. Đó là một cô thôn nữ bồng bềnh trên chiếc thuyền hoa, là nhóm nữ sinh duyên dáng trong buổi tan trường hay chỉ là họ với hình bóng của thời thơ ấu có đường quê, cầu ao hay một góc chợ yên bình.

e3arBVMS.jpgPhóng to

Nếu như tranh của Hà Huỳnh Mỹ nền nã, nhẹ nhàng thì tranh của Lục Đan Mỹ lại là một đột biến của đường nét và màu sắc. Anh bắt đầu đến với con đường hội hoa chuyên nghiệp từ những năm 1960 và dù vốn “đa đoan” với nghề y, anh vẫn dành thời gian cho hội họa. Lục Đan Mỹ chọn vẽ sơn dầu trên vải bố, chọn màu nóng, trầm để thể hiện mình và chọn phong cảnh, cuộc sống làm đề tài sáng tác.

Jon Marshall - một người nước ngoài yêu Việt Nam qua tranh của Lục Đan Mỹ đã nói rằng: “Cách ông Mỹ sử dụng thuật phối cảnh như hút hồn người xem vào tận trung tâm của tác phẩm. Đường nét và màu sắc rõ nét cho ta cảm giác phong cảnh ở ngay bên ngoài cửa sổ, chỉ chờ bạn mở cửa nhìn xem... Mỗi tác phẩm chủ yếu miêu tả cảnh sinh hoạt vốn tồn tại hàng ngày trong đời sống, song với nét vẽ khác biệt, tranh của ông đã làm cho người xem thấy được sự sôi nổi và mãnh liệt của văn hóa truyền thống Việt Nam”.

Đã có mặt trong nhiều cuộc triển lãm cả trong và ngoài nước, tranh của Lục Đan Mỹ đã thuộc về nhiều bộ sưu tập cá nhân ở Pháp, Singapore, Úc và Mỹ. Đặc biệt trong năm 2006, nhiều tác phẩm của hai người đã được bán đấu giá để góp vào Quỹ Operation Smile tại Việt Nam.

BImkxzWS.jpgPhóng to

Nhận xét về tranh của Hà Huỳnh Mỹ, Lục Đan Mỹ không do dự tự hào nói rằng: “Tôi vô cùng thán phục. Tuy cô ấy biết đến hội họa sau tôi nhưng tự thân đã có những bước tiến rất đáng kể”. Anh còn nói chị có lối múa bút, cách pha màu rất nữ tính, yểu điệu nhưng kiểu dựng tranh và kỹ thuật phác họa lại rất nam tính, vững vàng.

Đêm triển lãm khép lại trong những tình cảm nồng ấm của bạn bè. Nhiều sáng tác của đôi vợ chồng nghệ sĩ cũng đã tìm được những người đồng cảm. Bến Thành Art & Frame (11 Lê Thánh Tôn) và Galerie Nguyen (173 Đồng Khởi) cũng đã hoàn thành sứ mạng của mình là gửi đến giới yêu tranh một đêm thưởng thức nghệ thuật lịch lãm.

Theo NGUYỄN NHÂNDoanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên