02/12/2010 19:36 GMT+7

Mở đầu - Những bố già Châu Á

JOE STUDWELL
JOE STUDWELL

TTO - Cuốn sách này nói về một nhóm nhỏ những đại gia, những tỉ phú vùng Đông Nam Á thời hậu Chiến tranh thế giới thứ hai, những người thống trị các nền kinh tế quốc nội ở khu vực. Trong cuốn sách, khu vực Đông Nam Á được xác định là năm nước thành viên ban đầu của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), bao gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines, cộng thêm Hồng Kông. Sáu thực thể này, những quốc gia đóng góp cho sự thịnh vượng chung của Đông Nam Á, làm nên diện mạo kinh tế của một khu vực đã được Ngân hàng Thế giới mệnh danh là “sự kỳ diệu của châu Á” vào năm 1993.

Fitzgerald: “Anh biết không, người giàu khác với anh và tôi.”Hemingway: “Đúng thế, vì họ có nhiều tiền hơn mà.”

Trao đổi giữa Ernest Hemingway và F. Scott Fitzgerald

zThu12Gv.jpgPhóng to
TTO - Cuốn sách này nói về một nhóm nhỏ những đại gia, những tỉ phú vùng Đông Nam Á thời hậu Chiến tranh thế giới thứ hai, những người thống trị các nền kinh tế quốc nội ở khu vực. Trong cuốn sách, khu vực Đông Nam Á được xác định là năm nước thành viên ban đầu của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), bao gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines, cộng thêm Hồng Kông. Sáu thực thể này, những quốc gia đóng góp cho sự thịnh vượng chung của Đông Nam Á, làm nên diện mạo kinh tế của một khu vực đã được Ngân hàng Thế giới mệnh danh là “sự kỳ diệu của châu Á” vào năm 1993.

Năm 1996, một năm trư¬ớc khi bắt đầu Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, nền kinh tế của khu vực này được coi là nền kinh tế dẫn đầu. Tạp chí Forbes, trong xếp hạng hàng năm của mình về những người giàu nhất thế giới, đã ghi tên 8 doanh nhân Đông Nam Á trong số 25 người giàu nhất thế giới, và 13 người Đông Nam Á trong số 50 người giàu nhất thế giới.

Xếp hạng<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Tên

Nước (Lãnh thổ)

Ước tính tài sản (có trừ đi nợ)

4

Lý Triệu Cơ

Hồng Kông

12,7 tỉ đô-la

6

Anh em nhà Quách

Hồng Kông

11,2 tỉ đô-la

7

Lý Gia Thành

Hồng Kông

10,6 tỉ đô-la

16

Trần Vũ

<?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Philippines

7,0 tỉ đô-la

17

Wonowidjojo

Indonesia

6,7 tỉ đô-la

22

Robert Quách

Malaysia

5,7 tỉ đô-la

23

Quách Lệnh Minh

Singapore

5,7 tỉ đô-la

24

Trịnh Dụ Đồng

Hồng Kông

5,5 tỉ đô-la

Một khu vực nhỏ bé, lại không thể tự hào vì không có một công ty nào nằm trong số 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới, nhưng lại chiếm gần một phần ba trong số 25 người giàu nhất hành tinh. Đây là những người tiên phong của các bố già châu Á, mỗi người có tài sản hơn 4 tỉ đô-la Mỹ, ví dụ như Lý Gia Thành, Robert Quách, Dhanin Chearavanont, Lâm Thiệu Lương, Trần Vũ và Quách Lệnh Minh. Đằng sau họ là một đội hình những đại gia kém giàu hơn, nhưng cũng có tài sản trị giá một vài tỉ đô-la.

Trong một khu vực, nơi mức lương 500 đô-la một tháng đã là cao thì sự túng quẫn của nhiều người và sự giàu có của một số ít người cho thấy khoảng cách giàu nghèo quá lớn trong xã hội. Vậy tại sao những đại gia hay giấu giếm tài sản ấy thống trị được các nền kinh tế của khu vực Đông Nam Á? Họ đã đóng góp gì vào sự phát triển kinh tế của toàn khu vực? Và, có lẽ quan trọng nhất, tại sao họ vẫn cực kỳ hùng mạnh khi Cơn khủng hoảng tài chính châu Á xảy ra trên cả bề rộng lẫn chiều sâu - một sự kiện tác động to lớn tới chính họ?

Họ có phải là tâm điểm công kích của nhiều nhà phân tích không? Điều đó không xảy ra. Như chúng ta sẽ thấy, những đại gia này hình như chẳng bao giờ thay đổi, chỉ rất ít những thành viên yếu nhất của tầng lớp này không chèo chống nổi gánh nặng nợ nần của công ty họ nên mới bị cuốn vào cái rốn xoáy của cơn khủng hoảng. Việc tìm kiếm những câu trả lời cho các câu hỏi nêu trên là nhiệm vụ trung tâm của cuốn sách này.

Trong quá trình tìm kiếm những câu trả lời, các chương tiếp theo sẽ sử dụng những đại gia này như một công cụ để khảo sát các vấn đề chính trị và kinh tế rộng lớn hơn. Với tác giả, đây là một cái mẹo về cấu trúc để không phải đưa ra một lời xin lỗi nào. Đây chỉ là sự tường thuật lịch sử một cách trung thực, bao gồm cả hai vùng lãnh thổ là những trung tâm xuất nhập khẩu (nếu không cần miêu tả quá chính xác về chính trị thì việc xem xét Hồng Kông và Singapore là hữu ích nhất); và bốn quốc gia “hợp thức” là Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines đang bị chia cắt và kiệt sức thật không đúng lúc. Đây là một cách tiếp cận hơi vòng vo nhưng có lẽ thân thiện với bạn đọc hơn.

JOE STUDWELL
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên