01/07/2010 07:47 GMT+7

Mặt tốt của bọ xít hút máu người

TS NGUYỄN VĂN HUỲNH (khoa nông nghiệp, ĐH Cần Thơ)
TS NGUYỄN VĂN HUỲNH (khoa nông nghiệp, ĐH Cần Thơ)

TT - Có nên dùng từ “bọ xít hút máu người” cho loại côn trùng này không? (Tuổi Trẻ ngày 30-6), vì trong nông nghiệp chúng tôi đang trân trọng và tìm cách bảo vệ do chúng thường có mặt trên đồng ruộng để ăn sâu bọ, giúp con người bảo vệ cây trồng nên được gọi là thiên địch của sâu hại.

Đôi khi người ta cũng gọi chúng là con “thích khách” vì ban đêm chúng thường vào đèn nên có khi chúng ta đang ngồi coi tivi dưới đèn sáng thì khi trở mình lại bị con gì chích đau điếng ở phía dưới, là do chúng bị đè nên chỉ phản ứng tự vệ để thoát thân.

Bọ xít hút máu người có thể truyền bệnh

Loại bọ xít này có kim chích dài và có nọc độc làm tê liệt con mồi, thuộc họ Reduviidae của bộ bọ xít Hemiptera. Chúng thuộc nhóm côn trùng bắt mồi (predators) vì chỉ ăn động vật nhỏ như sâu bọ chứ không ăn thực vật (cây trồng) nên trong biện pháp sinh học bảo vệ cây trồng người ta còn nuôi thả ra đồng ruộng hay bán cho nông dân sử dụng. Vì là loại bắt mồi nên hình dạng của chúng rất đa dạng (có hàng ngàn loài trên khắp thế giới) với màu sắc và kích thước khác lạ so với các loài ăn thực vật, nhưng thấy rõ nhất là có kim chích hơi cong ở phía đầu.

Một số hình trong bài báo này rất giống với loài Triatoma infestans thuộc họ phụ Triatominae rất phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong họ phụ này cũng có loài mà bên Nam Mỹ nghi vấn là côn trùng môi giới truyền bệnh Chagas gây buồn ngủ cho người hiện chưa ghi nhận ở VN.

Năm qua cũng có hiện tượng côn trùng quấy nhiễu con người vào ban đêm do loài côn trùng cánh cứng (thường gọi là kiến ba khoang) Paederus fusipes bùng phát mật số vào đầu mùa mưa ở vùng có nhiều ruộng lúa (Tuổi Trẻ ngày 7-5-2009). Tôi nghĩ đây cũng là điều kiện tương tự cho loài bọ thích khách này do mật số của chúng tăng cao bất thường mà thôi, chứ thật sự chúng chỉ là đối tượng của đa dạng sinh học cần được bảo vệ hơn là phải dùng biện pháp trị. Có lẽ năm nay có Ngày quốc tế về đa dạng sinh học (Biodiversity Day, 22-5-2010) nên chúng chỉ làm một cú hích để đánh dấu sự hiện diện của mình thế thôi.

TS NGUYỄN VĂN HUỲNH (khoa nông nghiệp, ĐH Cần Thơ)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên