12/02/2008 07:17 GMT+7

Mang đồng dao vào mộc

DOÃN HOÀNG
DOÃN HOÀNG

TT - Nghề mộc truyền thống Quảng Nam danh truyền xưa nay là hai làng mộc Kim Bồng, Vân Hà... Chuyện kể rằng thời Nguyễn, hàng chục nghệ nhân hai làng mộc này được tuyển vào cung phục vụ xây dựng lăng tẩm...

jH9XEeYW.jpgPhóng to
Trần Thu đang truyền nghề cho một bạn trẻ - Ảnh: D.H.
TT - Nghề mộc truyền thống Quảng Nam danh truyền xưa nay là hai làng mộc Kim Bồng, Vân Hà... Chuyện kể rằng thời Nguyễn, hàng chục nghệ nhân hai làng mộc này được tuyển vào cung phục vụ xây dựng lăng tẩm...

Thời vàng son đó đã trôi qua lâu rồi. Gần đây có hai chàng trai trẻ vẫn dám khẳng định tài năng bằng nghề mộc với những sản phẩm đậm chất đồng dao dân dã...

Vùng đất Gò Nổi (huyện Điện Bàn, Quảng Nam) - quê hương của hai chàng trai ấy - là vùng đất trù phú nhất Quảng Nam, quanh năm bời bời cây trái, người dân chân chất, thuần hậu... Nguyễn Viết Linh vào khoảng những năm 1997 đột nhiên bỏ ngang vị trí giám đốc một công ty sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở Đà Lạt trở về quê quyết tâm mở nghề chạm trổ nghệ thuật trên gỗ. Đó là một quyết định phiêu lưu bởi chỉ cách Gò Nổi chục cây số - ở Hội An, làng mộc Kim Bồng với tên tuổi của Huỳnh Ri, Đinh Văn Lời lúc bấy giờ đã vang danh khắp nước... Trước đó hai năm, Trần Thu - người bạn nối khố của Linh - vì quá mê nghề chạm trổ đã âm thầm khăn gói ra Huế học nghề.

Họ chọn "Âu Lạc" làm thương hiệu cho sản phẩm tranh gỗ nghệ thuật như để tri ân vùng đất sinh ra mình. Người dân Gò Nổi một hôm bất ngờ khi thấy trên rẻo đất nhỏ bên đường làng xuất hiện một căn chòi, phía trước dán bảng thông báo chiêu sinh thợ chạm trổ nghề mộc. Thợ mộc làng nào cũng có, duy thợ chạm trổ vẫn là thứ hiếm, Trần Thu nhận trách nhiệm đào tạo; Linh làm công việc tổ chức, giới thiệu Trung tâm gỗ nghệ thuật Âu Lạc với mọi người...

Bộ sản phẩm đầu tiên mang tên Chuyện làng quê hoàn thành được mang đi triển lãm tại Festival Huế 2004 đã đoạt ngay giải "Tinh hoa Việt Nam" là bước thành công mở đầu cho thương hiệu tranh gỗ Âu Lạc. Mà thành công trước hết có lẽ ở chí nguyện và tình bạn của Viết Linh - Trần Thu. Đến bây giờ, hai chàng trai ấy vẫn gắn bó với nhau như ngày còn cắp sách đến trường làng...

Tranh gỗ của Âu Lạc gợi nên nỗi nhớ quê nhà. Bức Hoa nắng với chùm đậu nở bung trong nắng, rơi rơi những hạt chắc mẩy. Còn đây là dây bầu, dây bí nhớ thương trong tranh Bóng mẹ; là chú chuồn chuồn ớt bâng khuâng trên dây trinh nữ cạnh bờ ao; dáng chú tu hú thiết tha trong bức Vào hạ...

Tranh gỗ của Âu Lạc là một cách sáng tạo, đưa nghệ thuật chạm trổ đạt đến độ tinh vi không kém hội họa: những chiếc lá, tua, mầm hết sức mảnh mai, mượt mà vươn mình đón nắng trong tranh đã xóa trong tâm cảm người thưởng thức sự vụng về, khô cứng của gỗ. Thật khó hình dung độ tỉ mỉ, tinh xảo của những người thợ - trên tay là đồ chạm thô sơ để những sợi gỗ mảnh mai như cước hóa thân, biểu cảm... Nỗi nhớ về đồng ruộng của thuở chăn trâu cắt cỏ như được mời gọi về gợi trên thớ gỗ vừa mộc mạc, chân quê.

Với sự tận tâm, chịu khó của Trần Thu, hơn ba năm, nhiều người anh em cùng chân lấm tay bùn của Gò Nổi được dạy nghề miễn phí, thu nhập khi thành thợ giỏi khoảng 700.000 đồng - 1,5 triệu đồng/tháng - một khoản thu nhập ổn định không nhỏ ở nông thôn. Ngày mùa bận rộn, họ được phép về nhà gặt hái. Khoảnh đất bên đường làng ngày nào cũng vang lên âm thanh lốc cốc vui tai. Hai ông chủ trẻ dự định sẽ tổ chức một cuộc triển lãm tranh gỗ nghệ thuật ngay trên quê hương Gò Nổi.

4PvbLy4F.jpgPhóng to F8cff1pK.jpgẢnh trái: bức chạm trổ Lối về với từng cành, lá đẹp như một bức tranh Ảnh phải: bức Chùa Cầu nhìn nghiêng (khổ 1,2-1,6m), độ chạm nổi lên đến chục centimet mất hai tháng công của thợ lành nghề Âu Lạc - Ảnh: D.H.aNguyễn Viết Linh cho hay sản phẩm của hai bạn rất được chú ý khi tham gia triển lãm ra mắt hội nghị APEC 2006 tại Hội An. Ấn tượng nhất là bộ sản phẩm mang tên Đất thiêng gửi gắm tâm sự về một Quảng Nam, đặc trưng với hình tượng chính là hai di sản Chùa Cầu - Mỹ Sơn. Các sản phẩm vệ tinh được bố trí theo triết lý âm - dương lồng trong bát quái cũng là hoa trái dân dã Quảng Nam - sản phẩm đạt giải nhì (không có giải nhất) trong cuộc thi "Sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ các tỉnh miền Trung - Tây nguyên".
DOÃN HOÀNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên