14/12/2006 12:09 GMT+7

Lý thuyết về nền văn minh

LinhThoai
LinhThoai

TTO - "Tôi sẽ không tiếp tục công việc dịch nữa. Sức khoẻ của tôi đã khá hơn và nếu tôi không tiếp tục nghiên cứu thì kiến thức của tôi sẽ dần dần cạn kiệt mất. Tôi sẽ bỏ ra khoảng một năm cho các nghiên cứu của mình".

Trong bức thư gửi một người bạn ngày 23 tháng 2 năm 1874, Fukuzawa viết:

iBiKzw5A.jpgPhóng to
TTO - "Tôi sẽ không tiếp tục công việc dịch nữa. Sức khoẻ của tôi đã khá hơn và nếu tôi không tiếp tục nghiên cứu thì kiến thức của tôi sẽ dần dần cạn kiệt mất. Tôi sẽ bỏ ra khoảng một năm cho các nghiên cứu của mình".

Thời kỳ này, ông đọc nhiều sách để hiểu thêm về nền văn minh châu Âu, như những cuốn sách của Buckle và Guizot, đọc cuốn Chính quyền đại diện ( ), và nhiều tác phẩm khác của các sử gia Nhật Bản. Một năm sau đó, tác phẩm "Văn minh khái luận" ra đời. Không giống như các tác phẩm khác với mục đích khai sáng dân chúng, ông dành cuốn sách này cho các tri thức Nhật Bản.

Các trí thức Nhật Bản khi đó có những luồng tư tưởng khác nhau, một số người rất coi trọng hình mẫu lý tưởng của văn minh phương Tây, trong khi những người khác miễn cưỡng chấp nhận, thậm chí chống đối những giá trị và nguyên tắc hiện đại. Vì lý do đó, ông viết tác phẩm này nhằm thuyết phục tri thức Nhật Bản chấp nhận quá trình hiện đại hoá.

Văn phong của tác phẩm mang tính học thuật, hùng biện và trình bày mọi quan điểm, vì vậy không dễ hiểu. Tuy nhiên, mục tiêu chính của ông có thể được nhận thấy rõ, đó là: tự chủ và độc lập dân tộc. "Văn minh" vừa là mục đích vừa là biện pháp để giành được độc lập.

Vậy "văn minh" là gì? Ông viết:

“Văn minh, trong nghĩa rộng không chỉ là những tiện nghi hàng ngày đáp ứng nhu cầu của con người mà còn là việc hoàn thiện các kiến thức và trau dồi đạo đức để nâng cuộc sống của con người lên một tầm cao mới [....] [Như vậy] văn minh bao gồm cả những tiện nghi vật chất và ý thức. Cuối cùng, văn minh có nghĩa là sự tiến bộ cả về kiến thức và đạo đức của con người”

Fukuzawa chú trọng vào giải thích sự khác biệt giữa kiến thức và đạo đức. Ông định nghĩa đạo đức là những nguyên tắc xử thế đúng đắn, còn kiến thức là khả năng hiểu biết. Những định nghĩa này đã được cụ thể hoá để tránh bất kỳ sự liên tưởng nào với tư tưởng tân Nho giáo. Triết lý của Fukuzawa là một bước đột phá khỏi tư tưởng truyền thống.

Giáo dục truyền thống Nhật Bản rất coi trọng đạo đức cá nhân và sự nhân nghĩa được nói đến trong các sách kinh điển của Trung Hoa. Triết học Trung Hoa chú trọng vào sự cai trị, và cho rằng những người có đức hạnh, thường là vua hoặc hoàng đế, sẽ cai trị các thần dân của mình. Do không được giáo dục, nên người dân hoàn toàn tôn sùng và phụ thuộc vào Hoàng đế. Phần lớn các thầy giáo Nhật Bản đều dạy các học trò đọc sách, nhưng lại không khuyến khích họ có những suy nghĩ mới mẻ, độc đáo. Những môn học như kinh tế chính trị bị coi là dung tục, và không thích hợp với học trò. Việc giảng dạy terakoya khá thực tế, nhưng lại không khoa học. Kiến thức thu được ở trường chỉ nhằm mang lại lợi ích và trí tuệ cho từng cá nhân.

Nhiều thế kỷ trước đó, đạo Phật ở Nhật Bản dần mất đi quyền lực và vị trí của mình. Các tăng ni cũng chỉ là những thần dân dưới quyền lực Shogun của dòng họ Tokugawa. Do đó, không chỉ những nhà nho, tăng lữ mà ngay cả những thường dân và Samurai đều tuân theo nguyên tắc kế tập, nên đa phần đều thờ ơ với các vấn đề xã hội. Họ ngây thơ và mù quáng trung thành với thế lực cai trị không hề dám nghĩ đến những hành động vượt ra ngoài khuôn phép đó. Fukuzawa coi đây là điểm yếu nhất trong nền văn minh Nhật Bản.

Trong suy nghĩ của ông, đạo đức và kiến thức có thể chia thành hai phần, của cá nhân và của xã hội. Ông cũng tin rằng, con người có một lòng chính trực bẩm sinh và một tài năng tiềm tàng. Trong khi trường học có thể giúp con người thu nhận kiến thức, thì trường học lại không thể giúp con người biết cách sử dụng đạo đức của bản thân. Nhưng kiến thức cá nhân có thể khuếch tán vào xã hội đển biến thành tri thức của cả cộng đồng. Con người phải công nhận những nguyên tắc kinh nghiệm và khoa học, không chỉ đối với khoa học tự nhiên mà còn đối với cả khoa học xã hội. Fukuzawa viết "trong văn minh phương Tây, cơ cấu xã hội bao gồm nhiều lý thuyết khác nhau, phát triển đồng thời, tiệm cận dần đến nhau và cuối cùng hợp nhất thành một nền văn minh. Chính quá trình này hình thành nên sự tự do và độc lập". Trong khi tư tưởng Nhật Bản tập trung vào nhiệm vụ không thể thực hiện được là hình thành đạo đức xã hội thì phương Tây chú trọng phát triển kiến thức cho người dân. Chính vì thế, Fukuzawa rất ca ngợi giáo dục phương Tây và phê phán phương pháp dạy Khổng giáo truyền thống của đất nước ông.

Về mặt này, rõ ràng nền văn minh Nhật Bản đã bị tụt lại đằng sau phương Tây. Theo thuyết phát triển của loài người qua từng giai đoạn, Nhật Bản và Trung Quốc chỉ mới ở giai đoạn "bán văn minh". Tuy "tiến bộ" và "lạc hậu" chỉ là những thuật ngữ tương đối, nhưng khoảng cách giữa phương Tây và phương Đông là rất lớn. Việc chính quyền chỉ mua vũ khí hiện đại và máy móc không thể làm cho nước Nhật đuổi kịp phương Tây, bởi văn minh là sự phát triển của tinh thần nội tại, là đạo đức và kiến thức của toàn dân tộc. Vì vậy, ông kết luận rằng "Văn Minh là Mục Đích của Chúng Ta".

Trong chương cuối của cuốn "Văn minh khái luận", Fukuzawa quay trở lại với vấn đề "Độc lập dân tộc", một mối quan tâm thật sự cho tất cả trí thức Nhật Bản. Ông tin rằng, Nhật Bản chỉ là một quốc gia Viễn Đông nhỏ bé lúc bấy giờ, và do đó không thể đòi hỏi một sức mạnh quân sự lớn. Ông kết luận:

“Hơn nữa, những tranh luận rằng, chính thể quốc gia là đạo Thiên chúa hay Khổng giáo […] đều không thể được dân chúng ủng hộ. Tôi nói rằng, chỉ có một thứ để đạt được mục đích của chúng ta và tiến tới một nền văn minh [....]. Đó là, không thể bảo vệ nền độc lập bằng cách nào khác ngoại trừ việc tạo dựng nền văn minh cho nước Nhật”.

f2DSdEMX.jpgPhóng to
LinhThoai
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên