Khi lấy lời khai không có mặt của tôi và cũng không công khai tại phiên tòa xét xử. Do sự đe dọa của chồng tôi nên con tôi đã nói tình nguyện đi theo cha, trong khi nguyện vọng của bé là muốn được sống với mẹ. Khi mở phiên tòa xét xử thì tòa án đã căn cứ vào lời khai đó để quyết định cho chồng tôi nuôi con. Vậy cho tôi hỏi tòa án làm vậy có đúng không, nếu không đúng thì tôi phải làm gì để được quyền nuôi con?
Một bạn đọc ở Bạc Liêu
Trả lời:
Khoản 2 điều 92 Luật hôn nhân và gia đình quy định vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Nếu không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành không quy định rõ việc lấy ý kiến của con cần phải có sự có mặt của cả cha và mẹ hay không, nên hiện nay vấn đề này do thẩm phán phụ trách quyết định hình thức lấy ý kiến.
Việc bà cho rằng lấy lời khai con bà không có sự chứng kiến của bà nên không khách quan thì bà phải khiếu nại ngay từ thời điểm lấy ý kiến để yêu cầu tòa án tổ chức lấy ý kiến lại. Hiện nay vì đã có bản án của tòa án rồi, nếu còn thời hạn thì bà có quyền kháng cáo bản án. Trường hợp không còn thời hạn kháng cáo, bà làm đơn gửi đến tòa án yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Cũng xin bà lưu ý rằng việc người con trên 9 tuổi muốn ở với cha hay mẹ là một tiêu chí quan trọng trong việc ra quyết định ai là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Tuy nhiên, nguyện vọng của con bà không phải là cơ sở duy nhất mà chỉ có ý nghĩa như là một trong các điều kiện để tòa án xem xét, đánh giá trong việc ra quyết định ai sẽ là người nuôi con, trên cơ sở xem xét một cách toàn diện nhằm đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con bà.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận