Mua bán bằng cấp: từ ảo đến thực! - Bài 2:
![]() |
Bằng cấp giả của các trường ĐH trong cả nước được đem ra giới thiệu - Ảnh: Như Hùng |
Bài 1: Nhộn nhịp "chợ" bằng cấp trên mạng
Sau khi nhắn tin qua Yahoo! và trao đổi lần đầu qua điện thoại, chủ nhân của nickname muabanraovat tự xưng tên Kiên đã hẹn chúng tôi đến một quán cà phê trên đường D2, Q.Bình Thạnh (TP.HCM). Cuộc gặp diễn ra lúc 9 giờ ngày 21-4 như đã hẹn trước. Đến giờ hẹn, Kiên xuất hiện trong trang phục áo trắng, quần tây đóng thùng, đi giày, trên tay là một cặp đựng hồ sơ. Đầu tóc được vuốt keo láng bóng, trông Kiên không khác nào một trí thức trẻ.
Những người thích... làm bậy!
Kiên cho biết mình là người Hà Nội, sinh năm 1981 và hiện là nhân viên công ty chuyên về lĩnh vực máy tính ở Q.1. Kiên đưa cho chúng tôi xem một tấm bằng ĐH, chuyên ngành quản trị kinh doanh của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM do M.T.G. quê Đồng Nai đứng tên. Bằng này được cấp vào năm 2005. Kiên nói: "Đấy cậu xem đi. Cái này chiều nay tớ giao cho khách hàng đó! Giá 9,5 triệu". Để chứng tỏ mình làm ăn... tử tế, chiều hôm đó Kiên tiếp tục gửi qua email cho chúng tôi hai mẫu bằng ĐH nữa mà Kiên đã làm.
![]() |
![]() |
Cò” Kiên |
“Cò” Phong - Ảnh: ANH KHÔI" |
Kiên tỏ ra là một người am hiểu về các loại bằng cấp cũng như thời gian để làm bằng. "Bằng tại chức màu xanh đậm như... cái áo em vậy thôi. Bằng chính qui thì màu tím. Bằng của ĐH Quốc gia to hơn. Bằng ĐH của bộ thì như cái này. Một năm chỉ có hai kỳ tốt nghiệp: chính qui thì vào tháng mười, còn không chính qui thì tháng tư. Đây là khoảng thời gian mà mình làm nhiều nhất". Sau khi nghe chúng tôi nói chưa đủ tuổi tốt nghiệp ĐH, Kiên khuyên nên làm bằng CĐ hoặc học hệ tại chức.
Thế nhưng thấy chúng tôi tha thiết quá, Kiên bảo thôi để Kiên lo vì điều này cũng đơn giản: "Sửa thì được, điều quan trọng là lúc em ghi hồ sơ kìa! Em ghi em học trước một năm. Thật ra mà nói khi có bằng ĐH rồi thì cũng chả ai cần đến bằng cấp III làm gì. Khỏi lo đi, đến lúc làm hồ sơ anh hướng dẫn cụ thể cho". Kiên còn khuyên: "Bằng này làm ở công ty tư nhân thì được chứ làm ở công ty nhà nước thì không nên. Làm ở nhà nước sau này lỡ có xảy ra đấu đá gì là khổ. Mà giờ cũng chả có ai chú ý đến mấy cái đó làm gì. Có bằng, đi xin việc ra phường công chứng một cái là sau đó về cất trong tủ luôn, chả ai hỏi đâu".
Dùng bằng thật để… câu mồi Một trong những thủ đoạn khá tinh vi của những kẻ bán bằng là sử dụng thêm một số bằng thật, rồi đem rao với khách hàng đó là bằng do mình làm có phôi gốc trong trường và cho xác minh thoải mái. Một trường hợp như thế xảy ra khi nickname lam_bang_dai_hoc cho chúng tôi xem bằng của một người tốt nghiệp tại ĐH Kinh tế (ĐH Huế) và một chứng chỉ bằng C Anh văn của người tên P.T.D. mà nick này cho rằng mình làm. Qua xác minh tại trường và trung tâm ngoại ngữ của ĐH Huế, cả bằng và chứng chỉ đều là thật. Các thầy cô và bạn bè học cùng lớp với P.T.D. đều cho biết kẻ xấu đã lợi dụng bằng của P.T.D. để quảng cáo. |
Bằng gốc lấy từ trong trường ra?
Gặp và trao đổi trực tiếp, Phong cho biết giá một bằng ĐH là 15 triệu đồng, "một tuần là có bằng". Khi chúng tôi nói cần làm một lúc hai bằng ĐH có giảm được chút nào không, Phong suy nghĩ một hồi rồi ra giá: "Làm nhiều thì bớt cho một ít. Hai cái thì 14 triệu một cái!". Phong cũng cho biết lượng bằng mà chỗ Phong làm chủ yếu là khách quen vì "bên mình hạn chế đăng tin rao trên mạng lắm! Sáu tháng mình mới đăng một lần". Phong bảo sợ đăng nhiều làm không xuể.
Long thì khác, khi gặp chúng tôi Long ra giá bằng cấp các trường khác nhau: bằng của trường công lập thì 15 triệu đồng, bằng của trường dân lập 10 triệu, khi nộp hồ sơ đặt cọc 3 triệu. Chứng chỉ Anh văn của Trường ĐH Sư phạm: chứng chỉ B là 3 triệu, chứng chỉ C 5 triệu. Khi nộp hồ sơ đặt cọc 2 triệu. "Bằng của Bách khoa là 80 triệu đồng. Cái phôi của nó lấy ra là 70 triệu rồi. Khoa học tự nhiên 40 triệu. Mà mấy trường này phải đưa tiền trước hết. Nếu không đưa tiền trước, họ không cho lấy ra thì kẹt" - Long cho biết.
Khi chúng tôi giả vờ thắc mắc về vấn đề làm sao để lấy được phôi bằng từ các trường, Long nói: "Đây là vấn đề từ trong trường. Tui ví dụ với ông nhé! Hằng năm mỗi khoa có 300 sinh viên tốt nghiệp thì trường giao cho nhà in in ra ít nhất cũng phải 330 cái phôi để lỡ có sai sót thì có cái mà thay thế. Thế thì còn dư ra 30 cái phôi. 30 cái đó người ta giữ lại, khi thầy cô nào cần thì liên hệ. Cái đó là chất liệu thật từ trong trường, còn nếu ông làm giả thì cho dù nhái mấy đi cho nữa cũng chỉ giống chín chục phần trăm là hết".
Tất cả đều là bằng giả!
Tất cả những người mua bằng đều mong muốn mình có bằng thật, bằng gốc nên thường chi tiền rất cao. Thế nhưng sự thật thì đều phải chịu cảnh tiền mất mà tật mang.
"Muốn cái nào có cái đó” Văn Phong còn rất trẻ. Phong tự giới thiệu mình sinh năm 1987 và hiện là sinh viên năm 3 ngành quản trị kinh doanh của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Cũng giống như "cò” Kiên, Phong cho biết có thể làm bằng của tất cả các trường. Riêng về chứng chỉ Anh văn, Phong khẳng định: "Chứng chỉ ngoại ngữ thì Âu Việt, Á Mỹ… Tùm lum hết. Muốn cái nào thì có cái đó thôi". |
Từ những tấm bằng mà các "cò”, người bán cung cấp, chúng tôi đã tiến hành xác minh. Tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, ThS Trần Thế Hoàng (trưởng phòng quản lý đào tạo) cho biết bằng tốt nghiệp ĐH chính qui ngành quản trị kinh doanh, số hiệu C482772 của Nguyễn Thị Bích Loan, cùng với tấm bằng tốt nghiệp hệ CĐ của trường này có số hiệu B 160219 cấp cho Lưu Tuấn Nhân (?) là bằng giả.
Tương tự như vậy, tấm bằng cử nhân toán tin học của Lưu Thị Thanh Thủy ghi do Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) cấp cũng được cô Nguyễn Thị Hiếu, phó phòng đào tạo nhà trường, xác nhận là bằng giả. Hầu hết các bằng này được làm rất tinh vi, chữ ký của các hiệu trưởng đều được scan lại nên không thể phân biệt được thật giả.
Tấm bằng ĐH hệ chính qui hạng khá ngành quản trị kinh doanh do Trường ĐH Kinh tế quốc dân cấp ngày 15-7-2007, trên đó có ghi số hiệu bằng là C543346, vào sổ số 1209/QT mang tên người được cấp là Nguyễn Quốc Anh, sinh ngày 7-12-1982 tại Hà Nội. Qua kiểm tra, đối chiếu với sổ gốc tại trường, phòng đào tạo Trường ĐH Kinh tế quốc dân khẳng định không có tấm bằng nào như thế được lưu trong sổ gốc của trường, hay nói cách khác trường chưa hề cấp tấm bằng tốt nghiệp nào có những thông tin như vậy cho SV nào tên là Nguyễn Quốc Anh.
Đối với tấm bằng của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội còn ly kỳ hơn. Trên bằng tốt nghiệp ĐH chính qui ngành kinh tế quản lý, chuyên ngành kỹ sư kinh tế hàng không cấp cho người mang tên Nguyễn Văn Được sinh ngày 9-6-1980 tại Hải Dương, chỉ duy nhất số hiệu bằng là có thật, còn những thông tin khác đều không đúng.
Theo ông Dương Đức Hồng - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, trong sổ gốc của trường có tấm bằng như vậy mang số B456503 cấp năm 2003 nhưng là cho SV Trịnh Huy Cường, sinh ngày 1-8-1980 tại Thanh Hóa. Bằng tốt nghiệp loại trung bình khá chứ không phải là khá như trên tấm bằng dỏm kia. Trường đã kiểm tra, trong sổ gốc cấp bằng tốt nghiệp, thậm chí trong danh sách SV năm 2003 của trường không hề có SV nào tên là Nguyễn Văn Được. Ông Hồng cho hay theo kinh nghiệm của ông, có thể tấm bằng dỏm này đã được làm bằng cách chỉnh sửa trên bản photocopy tấm bằng thật.
_______________________
Bài cuối: Bằng cấp giả, vì sao tồn tại?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận