![]() |
![]() |
Trung úy William Calley tại phiên tòa quân sự năm 1971 - Ảnh: LA Times |
Sau 41 năm, William Calley mới nói lời xin lỗi công khai về Mỹ Lai - Ảnh: Ledger-Enquirer |
Ngày 16- 3-1968 tại làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, các đơn vị lính lục quân Mỹ đã tiến hành thảm sát hàng loạt 504 dân thường thuộc ba xóm không có vũ khí, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Một trong những người can thiệp hành động thảm sát là phi công Hugh Thompson, người đã yêu cầu lính Mỹ ngừng sát hại dân thường nếu không chính ông sẽ bắn họ. Sau đó Thompson đã kêu gọi các máy bay trực thăng khác tới hỗ trợ và cứu thoát được chín người dân. Ông Thompson qua đời năm 2006. |
“Khán phòng im lặng như tờ. Mọi người đều há hốc khi nghe câu chuyện được ông ấy kể lần đầu tiên sau 40 năm” - Al Fleming, người đã quen Calley 25 năm và thuyết phục ông đến thuật lại. Al Fleming cho biết Calley đã nói xin lỗi ngay ở phần đầu lời nói chuyện của mình.
Theo BBC, từ lâu Calley đã từ chối trả lời phỏng vấn về những gì đã diễn ra. Riêng hôm 19-8, lần đầu tiên ông chịu nói và trả lời các câu hỏi từ phía cộng đồng. Theo tờ Ledger-Enquirer, cựu binh này không phủ nhận những gì đã diễn ra nhưng nhắc lại điều ông nhiều lần đã nói ông làm việc đó theo lệnh của cấp trên.
Calley nói ông được lệnh tới phá hủy và sát hại ở Mỹ Lai. Chỉ huy của ông khi đó nói khu làng được bảo vệ kiên cố. Tuy vậy, khi đại đội của ông đến nơi thì hoàn toàn không gặp phải bất cứ sự kháng cự nào. Khi được hỏi liệu việc tuân theo một mệnh lệnh phi pháp như vậy có phải là hành động đúng đắn, Calley nói: “Tôi tin thông tin khi đó là sự thật... Tôi chỉ là một trung úy và nhận lệnh từ chỉ huy của mình, và tôi đã tuân theo một cách mù quáng...”.
Khi vụ việc bị báo chí phanh phui gần một năm sau đó, Lầu Năm Góc cố giấu nhẹm bằng cách nói hầu hết người thiệt mạng là quân đội Việt Cộng. Chỉ đến tháng 11-1969, nhà báo Seymour Hersh bằng điều tra độc lập của mình đưa ra “bức tranh” sự thật kinh hoàng của vụ thảm sát. Người chỉ huy đã ra lệnh cho Calley là đại úy Ernest Medina cũng bị xét xử sau vụ thảm sát. Tuy vậy đến năm 1971, Medina đã được tòa xóa toàn bộ cáo buộc. Cùng năm đó Calley bị kết tội tại tòa án binh với 22 cáo buộc giết người.
Khi bị kết án, Calley đã nói trước tòa: “Nếu tôi có phạm tội, tội duy nhất tôi phạm phải là trong nhìn nhận các giá trị của mình...”. Chỉ ba ngày sau khi bị kết án, với sự can thiệp của tổng thống Nixon, Calley đã được thả và chỉ phải chịu án quản thúc tại gia. Án tù của Calley sau đó được giảm còn 3 năm.
Biên tập viên Celina Dunlop của tờ Economist từng viết chính Lầu Năm Góc đã bí mật tiến hành điều tra về vụ thảm sát Mỹ Lai dưới tên “Cuộc điều tra Peers” do tướng William Peers thực hiện từ năm 1969. Hơn 400 nhân chứng đã được thẩm vấn và cuộc điều tra đưa đến kết luận những người có thẩm quyền đã cố tình che giấu vụ thảm sát này. Tuy vậy, toàn bộ tài liệu và băng ghi âm các cuộc điều tra đã được cho vào kho lưu trữ và chìm trong lãng quên. Chỉ đến năm 2008 khi kỷ niệm 40 năm vụ thảm sát Mỹ Lai, một phần những tư liệu này mới lộ ra.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận