Ngoài ý nghĩa riêng với NS Thoại Mỹ, có rất nhiều điểm rất đáng bàn ở live show này vì nó là “thước đo” xu hướng “đưa cải lương ra diễn ở sân vận động" tiếp sau sự ồn ào gây nhiều tranh cãi quanh vở cải lương tiền tỉ Kim Vân Kiều. Mặt khác, chương trình này cũng thể hiện những điểm mạnh yếu của xu hướng làm live show cải lương hiện nay…
Thọai Mỹ nổi bật trong vai đào “độc - lẳng”
Ở tiết mục Hai mảnh đời một nỗi đau của show diễn, Thoại Mỹ khiến khán giả vỗ tay nồng nhiệt với một vai đào độc - lẳng quá xuất sắc. Dữ dội, sắc sảo từ hóa trang đến những cái nhíu mắt, tiếng nói, giọng cười khi nịnh nọt, ngờ nghệch, háo hức, lúc ngỗ ngược, sành sõi, hung hăng, và cả một chút ganh tỵ, chị “đổ lửa” vào nhân vật, “vẽ rất rõ chân dung một cô gái đua đòi, thủ đoạn, sẵn sàng đánh đổi thân xác, tình nghĩa lấy tiền tài. Cái giỏi của Thoại Mỹ là sau cái giận, chị biết làm khán giả thương nhân vật ở sự nông nổi của một tính cách háo thắng nhưng cũng biết yêu thương…
Những tiết mục sau, Thọai Mỹ khẳng định được chị là một NS có thực lực, có khả năng diễn đa dạng từ đào thương, đào độc - lẳng, đến đào võ… Nội lực diễn mạnh mẽ, nhưng xem ra thế mạnh của Thoại Mỹ là ở những vai tính cách, đặc biệt là những vai đào độc - lẳng.
Dẫu thế, ở live show của mình, những nỗ lực của Thoại Mỹ rất đáng trân trọng, cho thấy chị có tâm huyết với nghề; luôn rèn luyện, học hỏi để đạt thành công mới và đã tiến một bước rất xa để khán giả thấy mình xứng đáng với danh hiệu NSƯT.
![]() |
![]() |
Thoại Mỹ (phải) sắc sảo từ hóa trang đến diễn xuất trong vai đào độc lẳng cùng diễn viên hài Việt Hương ở trích đoạn Hai mảnh đời một nỗi đau - Ảnh:H.Bình | NS hài Hoài Linh gây cười rất duyên dáng trong trích đoạn Trâm hoa mai cùng NS Thoại Mỹ. Ảnh: H.Bình. |
Điểm nhấn của kỹ xảo
![]() |
Kỹ xảo roi sắt (ảnh), ngựa sắt của Thánh Gióng phun lửa gây ấn tượng thú vị với khán giả. Ảnh: H. Bình |
Sau Kim Vân Kiều, một lần nữa đạo diễn Hoa Hạ đưa ra nhiều lời hứa hẹn “kỹ xảo hấp dẫn, cảnh trí qui mô hoành tráng, dàn dựng độc đáo chưa từng có từ trước tới nay” ở "Tung cánh phượng hồng".
Song, kỹ xảo chỉ thật sự gây ấn tượng ở tiết mục ca cảnh Phù Đổng thiên vương mở màn “Tung cánh phượng hồng”. Thoại Mỹ xuất hiện ấn tượng từ trên cao hạ xuống khi cậu bé Gióng hóa thành “Thánh Gióng” trong bộ áo giáp sắt. Đạo diễn đã tạo được cảnh roi sắt, ngựa sắt phun lửa đốt cháy giặc với “lửa thật” tạo bằng pháo trên sân khấu khiến khán giả ồ lên vỗ tay rần rần.
Cải lương sân vận động”: Còn nhiều nhiêu khê... Từ Kim Vân Kiều đến Tung cánh phượng hồng, rõ ràng phần lớn khán giả đến với những chương trình cải lương được tổ chức tại sân vận động phải chấp nhận việc không xem rõ được diễn xuất của NS. Đây là một điều nên cân nhắc bởi đặc điểm của cải lương là ca - diễn, khác với ca nhạc là nghe nhìn. Thêm vào đó, với điều kiện kỹ thuật hiện nay, qua hai lần diễn ra, yếu tố chuyên nghiệp của những chương trình cải lương tại sân vận động còn rất nhiêu khê. Trong Kim Vân Kiều, âm thanh thỉnh thoảng ré lên khiến khán giả ngơ ngác; ánh sáng không phù hợp, sàn diễn tối, hạn chế sức nhìn của người xem. Khối cảnh trí đồ sộ để phù hợp với không gian rộng lớn của nơi diễn phải làm “chết” khiến người xem thấy chán mà lôgic không gian của vở diễn cũng bị phá hỏng. Trong live show này, âm thanh vẫn hú lên; trước sân khấu khá ngổn ngang thiết bị kỹ thuật; giữa sàn diễn dây bay treo lủng lẳng… gây mất mỹ quan. Do sân khấu rộng, màn hình vải không xử lý tốt khiến hình ảnh được chiếu lên như bị đứt rời làm đôi, mặt nhân vật xuất hiện trên màn hình cũng bị méo mó… Sân khấu rộng nên việc xử lý dọn cảnh, dựng cảnh rất luộm thuộm, mất thời gian... |
Sau thích thú ban đầu này, phần kỹ xảo về sau không mới với cùng một thủ pháp dùng pháo tạo lửa, tiếng nổ khi đánh chưởng. Song “chiêu” này lại áp dụng chẳng tốt được như tiết mục đầu; tay đánh một nơi, pháo nổ một chỗ…
Kỹ thuật bay không có gì mới lạ và bị lạm dụng khá nhiều. Kỹ thuật dùng màn vải rộng làm màn hình phóng hình ảnh từ vi tính lên làm cảnh trí của kiến trúc sư Minh Tuấn rất đáng khuyến khích, nhưng chưa tạo được ấn tượng đặc biệt như hứa hẹn.
Tất cả những kỹ thuật nói trên đều đã xuất hiện ở nhiều chương trình văn nghệ, ở nhiều loại hình cải lương, kịch, ca nhạc, điện ảnh, thời trang… trong nước từ rất lâu đến 5 năm gần đây. Chỉ là từ khá lâu rồi vấn đề kỹ xảo, kỹ thuật, cảnh trí ở cải lương không còn được đầu tư, trau chuốt nữa, nên khán giả đang trông đợi được thấy lại những yếu tố này nổi bật như ở cải lương thời rực rỡ…
Ca nhạc có thích hợp “vào” live show cải lương?
Trong “Tung cánh phượng hồng”, lắm khi khán giả tưởng mình đang xem một chương trình đại nhạc hội vì các tiết mục ca nhạc được xen ngang rất “vô tư”, không một sự dẫn dắt, nối kết vào nội dung chương trình. Đêm diễn tới gần 1g sáng mới kết thúc, vì là đi xem cải lương nên dĩ nhiên khán giả rất sốt ruột, chỉ mong xem cho hết những tiết mục “đinh” của nhân vật chính chứ không “ưu tiên” quan tâm các ca sĩ, dù họ là sao.
Đó là chưa nói những bài hát được ca sĩ, nhóm múa trình diễn với quần áo, động tác múa quá gợi cảm, sôi động có thích hợp với tính trữ tình, bản sắc dân tộc của cải lương? Nhưng nếu các ca sĩ “diễn” cái gì liên quan đến cải lương thì tâm lý chờ đợi xem của khán giả sẽ khác hẳn…
Riêng với Thoại Mỹ, ca nhạc không phải là thế mạnh của NS cải lương nên bài tân nhạc chị hát với Nhật Tinh Anh không để lại ấn tượng. Không chỉ thế, đây là một sự phí thời gian, phí sức và phí cả cảm tình của người xem vì bài hát này được trình bày play back.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận