07/10/2007 09:16 GMT+7

Lên sàn... mỹ thuật cùng Dinh Q. Lê

PHẠM THỊ THU THỦY thực hiện
PHẠM THỊ THU THỦY thực hiện

TT - "Mọi người đang đua nhau lên sàn chứng khoán, lên sàn bất động sản, còn ở đây xin mời lên... sàn mỹ thuật" - nghệ sĩ mỹ thuật đương đại gốc Việt Lê Quang Đỉnh giải thích một cách rất... đương đại về phòng tranh mang tên Sàn Art mà anh là người sáng lập, vừa khai trương chiều 3-10 tại 23 Lý Tự Trọng, Q.1, TP.HCM.

zJbo71Wd.jpgPhóng to

Lê Quang Đỉnh tại Sàn Art - Ảnh: P.T.T.Thủy

TT - "Mọi người đang đua nhau lên sàn chứng khoán, lên sàn bất động sản, còn ở đây xin mời lên... sàn mỹ thuật" - nghệ sĩ mỹ thuật đương đại gốc Việt Lê Quang Đỉnh giải thích một cách rất... đương đại về phòng tranh mang tên Sàn Art mà anh là người sáng lập, vừa khai trương chiều 3-10 tại 23 Lý Tự Trọng, Q.1, TP.HCM.
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Giới mỹ thuật đương đại (MTĐĐ) quốc tế không xa lạ với cái tên Dinh Q. Lê (chỉ cần gõ tên này trên mạng tìm kiếm Google là có thể thấy hàng loạt thông tin về tác giả người Việt này với tác phẩm tại nhiều bảo tàng và gallery nghệ thuật đương đại ở New York, Los Angeles, Massachusetts…, nhiều giải thưởng nghệ thuật tại Mỹ, một trong hai nghệ sĩ gốc Việt được mời tham dự sự kiện mỹ thuật quan trọng hàng đầu thế giới Venice Biennale lần 50), anh từng là tác giả cuộc triển lãm độc nhất vô nhị về đề tài Chất độc da cam tại Trung tâm Thương mại quốc tế Sài Gòn (ITC) trước khi tòa nhà này bị cháy. Và bây giờ đến lượt phòng tranh tư nhân phi lợi nhuận đầu tiên ở TP.HCM.

"Cái bẫy" nhàn nhã

* Năm 1998, khi vừa về nước, anh bỏ ra 2.000 USD thuê một quầy hàng ở ITC để bày những tác phẩm của mình: tượng những con búp bê dính nhau, quần áo cho những đứa trẻ bị dính nhau từ bụng mẹ, những áo phông in chữ Việt và Anh nói về chất độc da cam... Sau 10 năm sống và làm việc ở VN, anh lại lập phòng tranh phi lợi nhuận, thư viện MTĐĐ miễn phí. Hai chuyện này có liên quan gì với nhau không, thưa anh?

Lê Quang Đỉnh: Sinh năm 1968 tại Hà Tiên, gia đình sống qua cuộc chiến tranh chống Mỹ và cuộc tàn sát của Khơme Đỏ, Lê Quang Đỉnh tốt nghiệp ĐH California chuyên ngành nhiếp ảnh, sau đó theo học tiếp nghệ thuật thị giác tại New York. Theo họa sĩ, trong video về Ông Hai Lúalàm trực thăng có ba câu chuyện lẫn lộn trên màn ảnh: chuyện về chiếc trực thăng trong những thước phim tài liệu, trực thăng trong những bộ phim điện ảnh và câu chuyện của những người nông dân. Và câu chuyện sau hết là về một VN đang tạo ra một tư duy mới về chiếc máy bay trực thăng: từ biểu tượng cho chết chóc nay trở thành phương tiện cứu hộ, rải phân, xịt thuốc rầy trên cánh đồng…

- Cả hai đều xuất phát từ mong muốn liên hệ với cộng đồng. Ở lần triển lãm trước tôi mới về nước, tiếng Việt còn chưa rành, chỉ có thể làm những gì của mình thôi với một mong muốn đưa cá nhân mình gần gũi với cộng đồng và đưa MTĐĐ gần gũi với cộng đồng. Bây giờ, ở VN 10 năm rồi, tôi thấy rất cần một chỗ cho nghệ thuật phi lợi nhuận.

Tôi nghe nói ở đây mỗi họa sĩ muốn triển lãm phải mướn chỗ mất mấy triệu, như vậy là quá cao, nhất là đối với họa sĩ trẻ. Lập phòng tranh Sàn Art, chúng tôi muốn làm một cái gì đó cho họa sĩ VN, với những dự án tốt họ được tổ chức triển lãm miễn phí hoàn toàn, miễn cả tiền đóng khung tranh, họ được làm những gì mình muốn mà không phải chiều theo thị trường; mặt khác ở đây cũng sẽ giới thiệu những tác giả, tác phẩm hay ở Mỹ hoặc các nước khác.

* "Không chiều thị trường", anh có ý gì khi nói như vậy?

- Ở VN cuộc sống họa sĩ rất nhàn nhã. Nhiều gallery sẵn sàng bán nhiều loại tranh cho khách du lịch, những loại tranh "có nét VN". Họa sĩ bị kẹt trong cái kiểu đó. Nhiều khi họ muốn làm cái gì khác nhưng không dám vì sẽ không có nơi nào trưng bày tác phẩm của họ, do không bán được. Họ nhàn nhã vì chỉ cần bán 1-2 bức tranh một tháng là sống được 3-4 tháng. Nhàn nhã, tính quyết liệt sẽ mất đi.

Ở Mỹ họa sĩ ngày đi làm 8 tiếng, làm cả những việc không ra sao, thu nhập sau khi chi trả các khoản chỉ còn lại một ít nhưng họ quyết liệt vẽ những bức tranh của họ. Họ sống trong những ngôi nhà gần như là nhà kho, ổ chuột nhưng quyết liệt muốn tạo ra cái gì đó. Tôi cũng đã từng sống như vậy.

Ở VN, cái bẫy đối với các họa sĩ chính là mấy gallery bán tranh cho khách du lịch. Họ quen với cách đó hồi nào không hay, và thấy đó là cách duy nhất để làm việc. Sàn Art giúp họ có một chỗ khác để làm việc.

Kiên nhẫn chờ đợi

* Quyết liệt trở về và... ở lì VN 10 năm, nhưng xem ra nhiều người vẫn không biết cái tên Lê Quang Đỉnh hay Dinh Q. Lê. Họ cũng không có cơ hội để xem trực tiếp các tác phẩm của anh.

- Bản thân tôi rất muốn giới thiệu tác phẩm tại VN, nhưng rất nhiều tác phẩm không được duyệt để triển lãm. Video art "Ông Hai Lúa làm trực thăng" (The farmer & the helicopter) mới đây làm muốn để cho người VN xem, nhưng rốt cuộc lại phải giới thiệu tại gallery MTĐĐ Queensland ở Úc. Đa số tác phẩm của tôi là về đề tài chiến tranh. Hầu hết người nước ngoài khi xem đều nói xúc động trước tiếng nói lên án chiến tranh. Nhưng cách làm hình của tôi thường lẫn lộn, không phải A là A, B là B nên cơ quan kiểm duyệt ngại, họ muốn cái gì phải ra cái đó.

* Vậy điều gì khiến anh quyết định ở lại VN làm MTĐĐ?

- Ngay khi về VN lần đầu tiên, chưa biết mọi thứ ở đây như thế nào, tôi đã cảm thấy đây là nơi mình muốn ở. Có gì đó sâu sắc trong lòng gắn tôi với nơi này, dù lúc đó mọi thứ ở đây đều rất lạ đối với tôi. Bây giờ, tôi quen sống ở VN rồi, về Mỹ hai tuần là nhớ.

Tôi rất mong được triển lãm các tác phẩm của tôi tại VN để chúng có cơ hội đến với công chúng ở VN. Tôi nghĩ rằng tất cả cần có thời gian. Tôi sẵn sàng đợi đến khi cơ quan văn hóa duyệt tác phẩm thấy an tâm với những tác phẩm của tôi. Tuy có những lúc phần nào chán nản, nhưng tôi hiểu rằng ở VN lúc này MTĐĐ còn dè dặt. Tự nhủ mình phải kiên nhẫn chờ đợi, và nếu có điều kiện thì làm cái gì đó để thúc đẩy quá trình này. Sàn Art cũng là một chỗ để thúc đẩy đó.

PHẠM THỊ THU THỦY thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên