- Xưa nay tôi vẫn nghe thiên hạ đồn rằng anh Nại nhà ta chăm học lắm, tại sao từ hôm sang ở bên tôi, nó chẳng màng gì đến sách vở cả? Thân phụ Lê Nại như đoán ra lý do, hỏi:
- Thưa bác, thế từ ngày cháu sang đấy, bác thấy sự ẩm thực (ăn uống) của cháu như thế nào? - Chậc, thì cũng ăn uống theo như lối thanh đạm của các nhà nho, mỗi bữa không quá 3 bát...
Ông thân phụ cười:
- Thế thì hèn nào cháu nó không học hành gì được là phải, bác ạ! Chắc bác chưa biết, thằng Nại nhà tôi nó ăn như hổ giảo! Phải “Nồi bảy quăng ra, nồi ba quăng vào” mới thỏa sức nó!
Cụ Thượng bấy giờ mới ngớ ra, biết mình quả kém sáng ý, để cho rể quý phải đói ăn. Quan bèn dặn người nhà tăng khẩu phần cho Nại. Mới đầu tăng gấp đôi (nghĩa là mỗi bữa 6 bát) thì Nại bắt đầu sờ đến vài quyển sách xem lướt qua rồi bỏ đấy. Đem nồi ba ra nấu cơm, Nại chén sạch như chùi và đọc sách đến nửa đêm. Cụ Thượng bèn quyết định đem nồi năm ra nấu cơm, Lê Nại ăn chỉ còn thừa vài hột cơm ở đáy nồi, và chàng học thông đêm suốt sáng.
Chàng lại còn cao hứng ngâm nga rằng:
Mộ Trạch tiên sinh, ăn khỏe nổi danh
Mười lăm bát cơm, mười hai bát canh
Khôi nguyên chiếm bảng, trên cả quần anh
Bởi nhiều súc tích nên phát tung hoành.
Tưởng Lê Nại ngâm thơ ngông, ai ngờ về sau lại thành sự thật: Năm 1504 đời Lê Uy Mục, Lê Nại đi thi Hội chiếm bảng vàng. Sau đó lên kinh thi Đình lại đỗ trạng nguyên. Rồi được bổ làm quan đến chức Tả thị lang bộ Hộ.
Ông nức tiếng một thời về tài kinh bang tế thế. Và người ta không quên cái đức “ăn như sấm” của ông, thân mật gọi ông là “Trạng Ăn” hoặc “Trạng nguyên Cơm”.
KIỀU VĂN
Tuổi Trẻ Cười số 387 (ra ngày 1-9-2009) hiện đã có mặt tại các sạp báo. Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này. Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái! |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận