17/11/2004 11:06 GMT+7

Lễ hội Việt-Nhật: Giới thiệu những nét độc đáo của văn hóa VN

Theo SGGP
Theo SGGP

Trong 3 ngày 19, 20 và 21-11-2004, TPHCM sẽ đón khoảng 5.000 du khách Nhật đến với lễ hội giao lưu văn hóa, du lịch Việt - Nhật. Lần đầu tiên một lễ hội giao lưu văn hóa, du lịch được tổ chức lớn và rầm rộ như vậy. Các nhà tổ chức cho biết sẽ giới thiệu đến du khách quốc tế những nét đẹp đặc sắc và độc đáo của văn hóa Việt Nam…

6mD7LvHJ.jpgPhóng to
Đạo diễn Đoàn Khoa trước bối cảnh làng quê Việt Nam đang được xây dựng tại Công viên 30-4
Trong 3 ngày 19, 20 và 21-11-2004, TPHCM sẽ đón khoảng 5.000 du khách Nhật đến với lễ hội giao lưu văn hóa, du lịch Việt - Nhật. Lần đầu tiên một lễ hội giao lưu văn hóa, du lịch được tổ chức lớn và rầm rộ như vậy. Các nhà tổ chức cho biết sẽ giới thiệu đến du khách quốc tế những nét đẹp đặc sắc và độc đáo của văn hóa Việt Nam…

Trong số những du khách Nhật đăng ký tham gia chuyến du lịch đến Việt Nam đợt này có các nghệ sĩ, họa sĩ, nhà nhiếp ảnh, đại diện 4 đài truyền hình, 15 tờ báo Nhật. “Một du khách Nhật thiện cảm có tác động một. Một du khách Nhật nổi tiếng có thiện cảm sẽ tác động tới 100, 1.000...”, từ nhận thức đó tổng đạo diễn chương trình Đoàn Khoa đã cho biết: “Chúng tôi chuẩn bị hết sức chu đáo, thiết kế kỹ lưỡng và sẽ làm nên một chương trình đẹp nhất”.

Công viên 30-4 và toàn bộ khuôn viên Dinh Thống Nhất đang được xây dựng thành những “làng văn hóa Việt Nam” thật ấn tượng để đón khách. Những người làm chương trình đang đổ toàn lực, làm ngày làm đêm để kịp hoàn tất các hạng mục dành cho lễ hội. Quan sát toàn bộ khu vực Công viên 30-4, có thể thấy 4 phân khu đã được hình thành. Theo đạo diễn Đoàn Khoa, bản sắc văn hóa đặc trưng của từng vùng miền ở Việt Nam sẽ được giới thiệu trong 4 phân khu này.

Khu “Du lịch thành phố” giới thiệu đến du khách các gian hàng ẩm thực Việt Nam; các gian hàng thủ công mỹ nghệ (gốm sứ, lụa, áo dài…). Du khách sẽ được cắt may áo dài tại chỗ, được chứng kiến các họa sĩ thêu, vẽ trang trí trên áo dài. Thậm chí các nhà thiết kế thời trang Việt Nam sẽ trình diễn màn cắt may Kimono bằng vải Mỹ An.

Ở khu vực này, tính giao lưu Việt - Nhật còn được thể hiện qua cuộc triển lãm ảnh của một nhiếp ảnh gia Nhật Bản. Khu thứ hai được thiết kế mang tên “Du lịch biển”. Việt Nam tự hào vì có những bờ biển lý tưởng. Biển Việt Nam đẹp và thơ mộng. Khu du lịch biển sẽ giới thiệu đến du khách vẻ đẹp ấy cùng các loại resort (nơi nghỉ mát), các trò chơi trên biển, các món ẩm thực biển và các sản phẩm mỹ nghệ vùng biển… Khu thứ ba mang tên “Du lịch sông nước”.

Ngoài ra, ở đây còn có những gian hàng ẩm thực dân gian; gian hàng hướng dẫn du khách nắn đất, vẽ trên gốm… “Con đường di sản” là khu vực thứ tư sẽ đưa du khách đến với rẻo đất miền Trung của Việt Nam. Vẻ đẹp cổ kính, thâm trầm của những điểm đến ở Huế, Hội An… sẽ được các nhà thiết kế chú trọng. Những gian nhà cổ, chùa Cầu… được tái hiện. Du khách sẽ được giới thiệu về vẻ đẹp của thánh địa Mỹ Sơn, của phố cổ Hội An, của lăng tẩm Huế…

Ở đây cũng trưng bày và bán những sản phẩm tơ lụa, vải vóc; giới thiệu những làng nghề gốm Chăm, dệt thổ cẩm, viết thư pháp Việt… Các nghệ nhân Việt Nam cũng trình diễn nghệ thuật cắm hoa và trà đạo của Nhật Bản. Ngoài ra các bạn Nhật chắc chắn sẽ ngạc nhiên vì nghệ thuật xếp giấy Origami nổi tiếng của Nhật cũng có mặt ngay tại lễ hội.

Dọc tuyến đường Lê Duẩn, du khách sẽ bị cuốn hút vào các trò chơi dân gian Việt Nam: đập niêu, bắt vịt trên cạn, cà kheo…; khu vực sân khấu chính trong suốt 3 ngày sẽ diễn ra các chương trình biểu diễn thời trang áo dài; dạy những vũ điệu sôi động hợp với không khí biển và biểu diễn âm nhạc truyền thống Việt Nam: hò đối đáp, đờn ca tài tử Nam bộ, nhã nhạc cung đình Huế, hát bội; biểu diễn múa rối nước…

Lễ hội sẽ chính thức khai mạc vào 18g ngày 19-11 với các tiết mục diễu hành, đám rước, múa “Ngày hội làng” (Nhà hát Giao hưởng-Vũ kịch), múa “Mâm vàng Cửu Long” (Nhà hát ca múa nhạc Bông Sen) và các giọng ca Tạ Minh Tâm, Hồng Hạnh, Siu Black, K’Long Hagim, đặc biệt là sự xuất hiện của ngôi sao nhạc nhẹ Nhật Bản Hiramatsu Eri cùng góp mặt trong chương trình.

Nhật Bản là một thị trường lớn mà ngành du lịch Việt Nam đang nhắm tới. Nhà tổ chức nhận định thành công của lễ hội này không chỉ ở chỗ lễ hội được tổ chức ra sao mà còn ở sự thể hiện lòng hiếu khách của người dân Việt Nam. “Lòng hiếu khách, sự thân thiện, vui sống và một đất nước bình yên sẽ góp phần làm cho lễ hội thành công. Chúng tôi mong rằng, tất cả mọi người hãy cùng chúng tôi tạo nên một Việt Nam - điểm đến hấp dẫn, dễ thương trong lòng du khách quốc tế” – tổng đạo diễn Đoàn Khoa tâm sự.

Theo SGGP
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên