Người ta ước tính có khoảng trên 2 triệu du khách từ khắp nơi trên thế giới đổ về bên bờ sông Potomac hùng vĩ và thơ mộng để được đón và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa Anh Đào.
Phóng to |
Những rặng hoa Anh Đào - Ảnh: Bao Chau |
Bạn sẽ đắm chìm trong cảnh sắc hồng hoang của khoảng 3000 cây hoa anh đào được trồng từ những năm 1912 vốn là quà tặng của ngài Yokio Ozaki, thị trưởng thành phố Tokyo cho thành phố Washington, biểu trưng tình hữu nghị của 2 đất nước.
Phóng to |
Du khách và lễ hội - Ảnh: Bao Chau |
Hoa anh đào ven sông Potomac - Ảnh: Bao Chau |
Những rặng hoa anh đào - Ảnh: Bao Chau |
Phóng to |
Vừa ngắm hoa anh đào, du khách còn thăm tòa nhà tưởng niệm vị tổng thống thứ ba, tác giả bản tuyên ngôn độc lập bất hủ của nước Mỹ - Thomas Jefferson. Từ vị trí này, du khách còn được lắng nghe những bản nhạc nổi tiếng của Nhật được chơi bởi dàn nhạc dân tộc phía dưới quảng trường - Ảnh: Hoài Nam |
Hàng trăm ngàn người tụ tập bên hồ Tidal để ngắm hoa - Ảnh: Hoài Nam |
Hoa anh đào khoe mình bên dòng Potomac - Ảnh: Hoài Nam |
Đi giữa trời hoa - Ảnh: Hoài Nam |
Lịch sử Lễ hội hoa anh đào Lịch sử ghi lại rằng người đầu tiên đề nghị đưa hoa anh đào - loài hoa quý của Nhật về Mỹ trồng là một quý bà tên Eliza Scidmore. Năm 1885, khi đến Nhật, bà đã bị mê đắm bởi vẻ đẹp của loài hoa này. Thế nhưng đề nghị của bà không được Mỹ chấp nhận. Mãi đến 24 năm sau, năm 1909, Đệ nhất phu nhân Mỹ - bà Helen Taft biết và viết thư ủng hộ đề nghị của bà Scidmore. Nhà ngoại giao nổi tiếng của Nhật - ngài Midzuno đã không bỏ qua thông tin quý hiếm này và ông đề nghị xin được tặng 2.000 cây anh đào như là một món quà của thành phố Tokyo. Mọi chi phí được tài trợ bởi một tiến sỹ tên Takamine. Thế nhưng 2.000 cây đào đầu tiên từ Nhật gửi sang đã bị cơ quan kiểm dịch Mỹ ra lệnh đốt vì có dấu hiệu nhiễm dịch. Mãi một thời gian sau, năm 1912, hơn 3.000 cây anh đào mới được được thị trưởng Tokyo Yukio Ozaki gửi đến Washington DC. Lịch sử còn ghi, người Mỹ yêu anh đào tới nỗi vào năm 1938, một nhóm phụ nữ Mỹ đã thề sẽ siết chặt tay nhau để bảo vệ những cây anh đào ở hồ Tidal khi một số cây có nguy cơ bị chặt đi để xây dựng đài tưởng niệm một trong những nhân vật được kính trọng nhất của họ - vị tổng thống thứ ba của Mỹ - Thomas Jefferson - tác giả bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ. Từ năm 1935, hàng năm, người Mỹ lại tổ chức một lễ hội lớn gọi là lễ hội hoa anh đào. Tuy nhiên có một thời gian lễ hội này bị tạm ngưng do chiến tranh và bởi tình hình bang giao hai nước. Mãi đến năm 1948, lễ hội hoa anh đào mới được tái lập và tổ chức thường niên đến nay. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận