![]() |
Việc lễ hội Dano được công nhận là di sản văn hóa thế giới càng làm tăng sức hấp dẫn của loại hình văn hóa truyền thống của Hàn Quốc.
Dano có nghĩa là mùng 5 tháng 5 âm lịch. Lê hội Dano là một trong ba dịp lễ truyền thống lớn nhất ở Hàn Quốc cùng với Tết Nguyên đán và lễ hội Trung thu Chuseok. Lễ hội Dano diễn ra vào thời điểm bắt đầu của mùa hè và là ngày cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, cho mùa màng bội thu.
Lễ hội Dano thường diễn ra ở thành phố Gangneung thuộc tỉnh Gangwon của Hàn Quốc trong thời gian khoảng một tháng từ ngày mùng 5 tháng 4 âm lịch. Các hoạt động của lễ hội hết sức phong phú bao gồm các nghi lễ: tế thần núi, nấu rượu "thần", tế pháp sư và các loại hình biểu diễn truyền thống khác như múa mặt nạ...
Lễ hội dân gian truyền thống này còn gọi là Dongye xuất phát từ sinh hoạt của các bộ lạc xưa nơi đây. Trong lễ hội, hoạt động mà người dân tổ chức tạ ơn vì mùa màng được gọi là "Mucheon".
Đến nay, hình thức lễ hội này có sự pha trộn giữa đạo Khổng, đạo Phật, pháp sư vẫn diễn ra với các hình thức tế lễ đa dạng các trò chơi với các hình thái khác nhau.
Theo thời gian và sự ảnh hưởng của công cuộc phát triển kinh tế, Gangneung, một thành phố biển ở miền đông Hàn Quốc đã không còn giữ được đặc quyền tổ chức lễ hội như ngày xưa, làm mất đi nét riêng biệt về văn hóa và truyền thống mà trước đây chỉ nơi này mới có.
Dần dần, lễ hội Dano đã được tổ chức tại nhiều nơi ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, trong tâm thức của người dân Hàn Quốc, Gangneung vẫn là nơi nổi tiếng nhất về lễ hội Dano và cũng là nơi Dano được tổ chức trên quy mô lớn nhất. Đặc biệt có màn biểu diễn, úa mặt nạ Gwanno trong đó người nô lệ nam là người làm công cho chính quyền, đây là một loại hình kịch câm truyền thống duy nhất ở Hàn Quốc mang đậm tính trào phúng và hài.
Một trong những yếu tố quan trọng khiến lễ hội Dano trở nên nổi tiếng là biểu diễn trực tiếp trên sân khấu tại các khu chợ đông người. Tại đây, người ta mua và bán các đặc sản trong vùng, các đồ thủ công mỹ nghệ và các đạo cụ truyền thống với tên gọi là "ssireum", kết hợp với biểu diễn múa và xiếc cùng các ban nhạc "nông dân".
Lễ hội Dano đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể thứ ba của Hàn Quốc được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, sau "Jongmyo Jeryeak", loại nhạc nghi lễ được biểu diễn trong các cung đình thời các vua Triều đại Joseon và cho các thành viên trong hoàng gia (được công nhận vào những năm 2001 và Pansori, một loại kịch hát do một người trình diễn được công nhận vào những năm 2003).
Lễ hội Dano Gangneung thể hiện nhiều loại hình văn hóa dân gian truyền thống riêng biệt của Gangneung, nơi thể hiện quan điểm và triết lý truyền thống của người dân Hàn Quốc đối với thế giới.
Việc lễ hội Dano được công nhận trong danh sách các di sản văn hóa phi vật thể của thế giới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ là lần đầu tiên lễ hội này được UNESCO công nhận mà còn thể hiện khía cạnh đa dạng trong đời sống và văn hóa truyền thống của người Hàn Quốc.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận