06/06/2005 04:37 GMT+7

Lần đầu gặp gỡ

N.Q. (tổng hợp từ Reuters, AFP, CNN)
N.Q. (tổng hợp từ Reuters, AFP, CNN)

TT - Rất nhiều người thắc mắc nhà báo trẻ Bob Woodward đã "nắm" được nguồn cung cấp tin quý giá Mark Felt, nhân vật số hai của FBI, như thế nào.

9hlTleP2.jpgPhóng to
Nhà báo Carl Bernstein, cựu tổng biên tập Ben Bradlee và nhà báo Bob Woodward (từ trái qua) tại tòa soạn The Washington Post ngày 31-5-2005. Cả ba đã giữ được giao kèo không tiết lộ danh tính Deep Throat

Tất cả chỉ hoàn toàn tình cờ vì khi quen nhau, Woodward chưa vào nghề báo. Chính Mark Felt sau đó còn là người chỉ dạy cho Woodward những lời khuyên sâu sắc để trụ với nghề.

Mark Felt chấp nhận cộng tác

Năm 1970, khi còn là đại úy trong hải quân dưới sự chỉ huy của đô đốc Thomas H. Moorer, chỉ huy chiến dịch, đôi khi tôi nhận nhiệm vụ đưa tin, mang văn bản tới Nhà Trắng.

Một tối, tôi được giao chuyển một gói bưu kiện tới tầng dưới của cánh tây Nhà Trắng, nơi có một khu vực chờ nhỏ gần Phòng Tình hình. Thường thì phải đợi người đến ký nhận khá lâu, có khi là một giờ hoặc hơn.

Cuộc gặp tình cờ

Việc Mark Felt tiết lộ mình là "Deep Throat", nguồn cung cấp thông tin cho báo chí, đã dấy lên một sự tranh luận trong nước Mỹ về việc ông là anh hùng hay kẻ phản bội. Cả hai ý kiến đều có những ủng hộ viên của mình. Ngay cả trong Cơ quan An ninh liên bang Mỹ (FBI), nơi Felt là tượng đài của không ít nhân viên, thì việc ông tiết lộ thông tin điều tra là chuyện gây sốc cho nhiều người vì làm hại đến truyền thống trung thành của cơ quan. Nhưng không ít sĩ quan trẻ cho rằng ông phải buộc làm thế vì bất khả kháng.

Giới truyền thông Mỹ cũng không khỏi tự vấn lại vấn đề nguồn tin giấu tên mà động cơ có thể vì lợi ích cá nhân. Tờ Washington Post lý giải qua bài xã luận: "Khi tiết lộ chi tiết cuộc điều tra của FBI về vụ Watergate, ông ấy đã vi phạm nội qui của FBI và hiển nhiên cả luật pháp. Nhưng ngược lại phải thấy rằng quyết định của ông ấy là chính xác. Nếu Felt im lặng thì Nixon có thể đã thực hiện được một trong những vụ lạm quyền nghiêm trọng nhất của một tổng thống Mỹ".

Nhưng cũng thật thú vị khi danh tính Deep Throat được tiết lộ thì sách, phim liên quan đến Watergate lại bán chạy ào ào ở Mỹ. Nhà báo Woodward tuyên bố ông sẽ cho xuất bản cuốn sách mới liên quan đến vụ việc vào ngày 1-7 tới nhân lúc dư luận còn đang nóng.

Chính Mark Felt cũng tuyên bố ông sẽ sắp xếp để "viết cuốn sách hoặc cái gì đó để kiếm tiền". Theo đánh giá của người trong giới, nếu ông cụ 91 tuổi này còn sức kể và trí nhớ thì các nhà xuất bản dám ứng trước cho ông cả triệu USD chứ chẳng chơi. Có tin luật sư của ông Felt đã bắt đầu có nhiều cuộc tiếp xúc trong tuần qua để chuẩn bị các dự án làm sách, điện ảnh hoặc truyền hình.

Lần đó, tôi chờ được một lát thì một người đàn ông cao lớn, tóc hoa râm được chải chuốt kỹ lưỡng bước vào và ngồi gần tôi. Ông mặc bộ comlê sậm, áo sơmi trắng, càvạt màu nhạt.

Trông ông có vẻ hơn tôi đến 25-30 tuổi và ông cầm trên tay cái gì đó trông có vẻ như vali nhỏ hoặc cặp tài liệu. Ông trông rất lịch lãm, với phong thái tự tin, dáng điệu bình tĩnh của người đã quen với việc ra lệnh và được tuân lệnh ngay tức khắc.

Tôi nghĩ ông rất chú ý quan sát tình hình. Sau vài phút, tôi tự giới thiệu. "Đại úy Bob Woodward" - tôi nói, cẩn thận thêm từ "thưa ngài" vào cuối câu. "Mark Felt" - ông nói.

Tôi và Felt như hai hành khách ngồi cạnh nhau trên một chuyến bay dài mà không có đích đến, chẳng có việc gì làm mà chỉ ngồi nhìn thời gian chết trôi đi. Ông có vẻ không thích thú với việc bắt đầu cuộc hội thoại dài, nhưng tôi có ý định ấy.

Cuối cùng, tôi cũng rút được thông tin Felt đang phụ trách bộ phận điều tra trong FBI, một vị trí quan trọng dưới quyền giám đốc J. Edgar Hoover.

Điều đó có nghĩa ông đứng đầu nhóm điệp viên đi quanh các văn phòng FBI ở mọi nơi để đảm bảo rằng họ tuân thủ đúng các thủ tục và thực hiện lệnh của Hoover. Sau này tôi được biết những đội đó được gọi là "đội khủng bố thuê".

Felt là một người ở trung tâm thế giới bí mật mà tôi vốn chỉ được nhìn từ xa trong thời gian phục vụ hải quân. Vì vậy, tôi hỏi ông về công việc và thế giới của ông. Khi nghĩ lại về cuộc gặp tình cờ nhưng quan trọng vào loại bậc nhất trong cuộc đời tôi, tôi thấy cách nói nhanh của mình có thể làm đối tác nhớ lại thời thanh niên. Vì Felt không nói nhiều về bản thân nên tôi chuyển chủ đề, hỏi ông về tư vấn nghề nghiệp.

Tôi tôn trọng ông, đồng thời tỏ ra đang cần lời khuyên. Felt thân thiện, sự quan tâm mà ông dành cho tôi dường như là của người cha dành cho con... Felt có vẻ thông cảm với những câu hỏi mất bình tĩnh của tôi. Ông cho biết sau khi tốt nghiệp khoa luật, công việc đầu tiên của ông là tại Ủy ban Thương mại liên bang (FTC).

Nhiệm vụ đầu tiên của ông là xác định liệu giấy vệ sinh nhãn hiệu Red Cross có lợi thế cạnh tranh bất bình đẳng vì người ta có thể nghĩ nó được Red Cross (Chữ thập đỏ) Mỹ chấp nhận hay thông qua không. FTC là một cơ quan hành chính liên bang già nua - chậm chạp và nặng nề - và Felt căm ghét nó.

Trong vòng một năm, ông xin được vào FBI. Ông nói trường luật mở ra rất nhiều cánh cửa, nhưng đừng tự để mình mắc kẹt trong cuộc điều tra về giấy vệ sinh.

f5kFHy6f.jpgPhóng to
Richard Nixon
- Ngày 21-1-1969, Richard Milhous Nixon tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 37 của Mỹ.

- 17-6-1972, năm "tên trộm" bị bắt quả tang tại tòa nhà Watergate khi gài thiết bị nghe lén.

- 19-6-1972, John Mitchel - trưởng chiến dịch tái cử của Nixon - phản bác mọi dính líu tới nhóm trộm sau bài báo của The Washington Post.

- 10-10-1972, The Washington Post chứng minh có quan hệ giữa vụ trộm tại Watergate với nỗ lực tái cử của Nixon dựa theo điều tra của FBI.

- 7-11-1972, Nixon tái cử với hơn 60% số phiếu, thuộc tỉ lệ cao nhất trong lịch sử chính trị Mỹ.

- 30-1-1973, hai phụ tá của Nixon bị sa thải do liên quan đến Watergate.

- 30-4-1973, bốn nhân vật cấp cao thân thuộc của Nixon hoặc từ chức hoặc bị sa thải.

- 20-10-1973, Quốc hội Mỹ gây áp lực cáo buộc tổng thống.

- 17-11-1973, Nixon tuyên bố "Tôi không phải kẻ lừa gạt" để tỏ rõ sự vô can trong vụ Watergate.

- 30-4-1974, Nhà Trắng phải giao hơn 1.200 trang bản ghi lại những cuộn băng ghi âm đối thoại của Nixon cho Ủy ban Tư pháp của Hạ viện.

- 24-7-1974, Tòa án tối cao buộc Nixon phải chuyển giao băng ghi âm 64 cuộc đối thoại tại Nhà Trắng; Ủy ban Tư pháp Hạ viện luận tổng thống phạm tội cản trở tư pháp điều tra.

- 8-8-1974, Richard Nixon trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên từ chức khi đương nhiệm. Phó tổng thống Gerald Ford nắm quyền lãnh đạo. Sau đó ông ân xá cho Nixon khỏi mọi lời kết tội trong vụ Watergate.

- 27-7-2003, một nhân vật chính trong vụ Watergate tiết lộ: đích thân Richard Nixon đã ra lệnh thực hiện vụ nghe lén ở Watergate.

N.Q. (tổng hợp từ Reuters, AFP, CNN)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên