![]() |
Toàn cảnh buổi giao lưu tại tòa soạn Tuổi Trẻ Online ở TP.HCM- Ảnh: THANH ĐẠM |
Khách mời tham dự buổi giao lưu gồm có:
1- Ông Nguyễn Hùng Long - phó cục trưởng Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm
2- Bà Lê Thị Hồng Hảo - phó viện trưởng Viện Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia (Hà Nội)
3- Ông Nguyễn Xuân Mai - nguyên viện phó Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM
4- BS dinh dưỡng Đào Thị Yến Phi
5- Bà Bùi Hạnh Thu - phó tổng giám đốc hệ thống siêu thị Sài Gòn Co.op Mart
----------------------------
NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU:
* Làm thế nào để kiểm tra thực phẩm có chứa chất độc hại một cách đơn giản và hiệu quả nhất? (Lý Hiểu Anh, 25 tuổi, Anhlh2009@...)
- ThS. BS ĐÀO THỊ YẾN PHI: Cách nhanh chóng nhất để xác định trong thực phẩm có chứa một loại hóa chất độc hại hay không là sử dụng các kit thử, tức là dùng một loại thuốc thử có hiển thị màu sắc trên thực phẩm muốn thử, và xác định sự hiện diện của chất gây độc hại bằng sự thay đổi màu sắc của thuốc thử, ví dụ các loại kit thử hàn the, formaldehyde...
Tuy nhiên, các kit thử này hiện nay còn khá hạn chế ở VN, cả về mặt chủng loại lẫn về mặt phân phối, chỉ chủ yếu sử dụng ở các cơ quan có chức năng quản lý thực phẩm hơn là đến tận người tiêu dùng.
![]() |
ThS.BS dinh dưỡng Đào Thị Yến Phi - quyền chủ nhiệm bộ môn dinh dưỡng Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch - Ảnh: THANH ĐẠM |
* Hiện nay thị trường đầy rẫy thực phẩm ô nhiễm, không an toàn mà cơ quan chức năng không thể nào kiểm soát hết được. Tôi với tư cách là người tiêu dùng không thể lúc nào cũng chọn được cho mình những thực phẩm đảm bảo chất lượng. Vậy làm cách nào chế biến những thực phẩm không an toàn đó sao cho khi ăn vào trở thành thực phẩm tương đối chấp nhận được? Xin cảm ơn! (Nguyễn Phước Thịnh, 25 tuổi, ai025ag@...)
- ThS. BS. ĐÀO THỊ YẾN PHI: Điều đầu tiên cần quan tâm là lựa chọn thực phẩm từ những nguồn cung cấp an toàn, như rau sạch trong các siêu thị, thịt đã qua kiểm dịch, cá tôm tươi sống...
Trong chế biến, lưu ý một số nguyên tắc sau đây để giảm thiểu tối đa nguy cơ từ thực phẩm ô nhiễm:
- Rau: Rửa sạch đất cát, cắt bỏ gốc rễ, ngâm trong nước sạch ít nhất 30 phút, sau đó rửa lại ít nhất 3 lần dưới vòi nước chảy. Các loại rau quả hay rau củ có thể gọt vỏ thì nên gọt bỏ vỏ và luôn rửa sạch trước khi gọt vỏ.
- Thịt cá, tôm cua...: Nên chế biến ngay sau khi mua về. Rửa sạch nhiều lần dưới vòi nước chảy, nấu thật chín, không ăn sống, ăn tái...
- Gạo và các loại ngũ cốc: Để nơi khô ráo, vo rửa sạch, loại bỏ hoàn toàn những ngũ cốc đã bị mốc.
- Ăn đa dạng thực phẩm; Trong bữa ăn nên có nhiều món ăn để mỗi món ăn chỉ ăn một số lượng ít. Tránh ăn tập trung một loại thực phẩm từ một nguồn cung cấp duy nhất. Nếu không may có một loại thực phẩm không an toàn, cơ thể có khả năng chuyển hóa và thải trừ một lượng độc chất ít, và như vậy có thể tạm thời đảm bảo yếu tố an toàn.
![]() |
Ông Nguyễn Hùng Long (bên phải)- phó cục trưởng Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm - Ảnh: N.Q. |
* Với kiến thức có hạn về an toàn thực phẩm, với việc ít cập nhật về thông tin như ở các vùng nông thôn, miền núi, và sự hạn hẹp về tiền bạc, làm sao để người dân có thu nhập thấp có được thực phẩm an toàn khi những thực phẩm kém chất lượng đang được bán tràn lan như hiện nay? Chẳng lẽ cứ nghèo là phải chịu cảnh ăn uống kém chất lượng hay sao? (NGUYỄN SƠN, 23 tuổi, alo_giangcoiday387@...)
Với kiến thức có hạn về an toàn thực phẩm, với việc ít cập nhật về thông tin như ở các vùng nông thôn, miền núi, và sự hạn hẹp về tiền bạc, làm sao để người dân có thu nhập thấp có được thực phẩm an toàn khi những thực phẩm kém chất lượng đang được bán tràn lan như hiện nay? |
Vấn đề là người tiêu dùng phải biết cách lựa chọn thực phẩm an toàn. Và đặc biệt người tiêu dùng không nên quá ham rẻ mà mua những sản phẩm không an toàn, ví dụ như mua trái cây đã bị giập, nát, ủng; sản phẩm không có nhãn mác, hạn sử dụng, địa chỉ rõ ràng của người sản xuất. Thực phẩm an toàn trước hết đã được kiểm tra tại cơ quan có thẩm quyền và được thể hiện bằng nhãn mác có đầy đủ thông tin về thành phần, nguồn gốc, thời hạn sử dụng, tên nhà sản xuất...
![]() |
Bà Bùi Hạnh Thu - phó tổng giám đốc Sài Gòn Co-op - Ảnh: THANH ĐẠM |
* Thực phẩm ở siêu thị có thực sự an toàn cho người tiêu dùng không? (Lê Thị Song, 45 tuổi, lechi97@...)
- Bà BÙI HẠNH THU: Tôi xin khẳng định tất cả các loại thực phẩm được bán tại hệ thống siêu thị Co.opmart đảm bảo VSATTP.
Và điều này đã được minh chứng bởi vì trong suốt thời gian dài kinh doanh, chúng tôi luôn kiểm soát tốt tiêu chí này, đồng thời các cơ quan quản lý nhà nước về VSATTP đã thừa nhận thực phẩm kinh doanh tại hệ thống Co.opmart đạt tiêu chuẩn chất lượng, nên cơ quan y tế đã cấp giấy chứng nhận cơ sở kinh doanh đảm bảo VSATTP cho toàn hệ thống siêu thị Co.opmart trên toàn quốc.
Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm chế biến, sơ chế tẩm ướp, thực phẩm nấu chín... tăng rất cao. Về phía siêu thị, chúng tôi tăng cường nhiều biện pháp để luôn kiểm soát tốt hàng hóa đầu vào như thường xuyên cử bộ phận giám sát chất lượng của hệ thống phối hợp với bộ phận thu mua đến kiểm tra các cơ sở sản xuất, các trang trại mà Saigon Co.op đặt hàng; kiểm tra việc giao hàng bằng xe chuyên dùng để kiểm soát nhiệt độ bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển, kiểm tra việc tổ chức kinh doanh tại từng điểm bán để loại trừ những sản phẩm không phù hợp trên quầy kệ siêu thị...
Về phía khách hàng, tôi nghĩ cũng nên có ý thức để bảo quản thực phẩm theo hướng dẫn trên bao bì bởi vì thực phẩm chỉ cần thay đổi nhiệt độ cũng sẽ dẫn đến nguy cơ không an toàn.
* Cho tôi hỏi bà Bùi Hạnh Thu, hiện tại bà có nghỉ tới việc hệ thống siêu thị Sài Gòn Co.op Mart có bán hàng giả không? Nếu gặp phải hàng giả bán trong siêu thị thì bà sẽ xử lý như thế nào? (Thành Công, 34 tuổi, lienhe@...)
- Bà BÙI HẠNH THU: Là một thương hiệu được người tiêu dùng tín nhiệm, chúng tôi luôn đặt nặng tiêu chí đảm bảo lợi ích của khách hàng nên việc phải thường xuyên kiểm soát chất lượng hàng hóa là mục tiêu hàng đầu trong chính sách chất lượng của Saigon Co.op đã công bố.
Tôi có thể khẳng định hàng hóa trong toàn hệ thống được mua từ những nhà sản xuất trong nước có uy tín, có thương hiệu, có đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về nguồn gốc xuất xứ nên không thể có hàng giả trong hệ thống siêu thị của chúng tôi.
Trong công tác mua hàng, chúng tôi có tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp như đánh giá năng lực nhà cung cấp hằng năm, lựa chọn những đối tác chiến lược, ưu tiên cho những nhà cung cấp trực tiếp sản xuất và các nhà cung cấp khi chào hàng phải có chứng minh hồ sơ công bố chất lượng, hoặc chứng thư giám định hàng nhập khẩu của cơ quan chức năng, có nghĩa là những hàng hóa này đã được phép của cơ quan chức năng cho phép lưu hàng trên lãnh thổ Việt Nam. Nên tôi không nghĩ đến các biện pháp xử lý hàng giả nữa mà thay vào đó là nghĩ thêm cách để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.
* Với tình hình vệ sinh thực phẩm bất ổn như hiện nay, mọi người ai cũng lo lắng không biết nên ăn những gì và tránh những gì? Mong bà cho biết cách nhận biết thực phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 26 tuổi, happyday2984@...)
- ThS. BS. ĐÀO THỊ YẾN PHI: Các thực phẩm càng tươi mới và có nguồn gốc càng rõ ràng thì càng ít nguy cơ hơn. Nên chọn mua thực phẩm ở các nơi bán hàng có uy tín và có hệ thống kiểm tra thực phẩm đầu vào trước khi phân phối như các siêu thị lớn, các nhà phân phối chính thức từ các công ty...
Mua thực phẩm từ chợ có thể có nguy cơ cao hơn, nhưng vẫn có thể hạn chế phần nào các nguy cơ nếu như chú ý các đặc điểm sau đây khi chọn lựa:
- Rau: Chọn rau tươi từ phần lá đến phần gốc rễ, màu sắc đặc trưng, không quá xanh hay quá bóng mướt, kích thước vừa phải không quá to. Dùng mũi ngửi để phát hiện mùi thuốc trừ sâu nhất là trên các loại rau lá.
- Thịt cá: Có màu hồng hay đỏ đặc trưng cho từng loại thịt cá, ấn tay vào thấy mềm vừa, dẻo, đàn hồi tốt, mặt cắt khô, không chảy nước. Các loại thịt ướp hàn the thường rất cứng, độ đàn hồi kém, mặt cắt ướt, có thể có mùi khó chịu. Máu ở mang cá có thể do người bán bôi vào, nên có thể không phải là dấu hiệu đáng tin cậy.
- Trứng: Vỏ sạch, cầm nặng tay, ít óc ách. Nếu cho vào nước thì chìm.
- Đồ hộp: Còn nguyên bao bì, nhãn mác, không móp méo, không bị gỉ sét, nắp không phồng, luôn phải có nhãn tiếng Việt đi kèm theo nếu là sản phẩm từ nước ngoài. Hạn sử dụng phải rõ ràng và càng gần ngày sản xuất càng tốt.
- Các loại ngũ cốc, rau củ khô (măng khô, củ cải khô...): khô ráo, không có vết ẩm mốc, không có vết đen hay màu, mùi lạ. Các thực phẩm khô làm từ thịt hay cá phải khô ráo hẳn ở bề mặt, mùi vị đặc trưng, hạn chế tối đa việc lựa chọn các sản phẩm có màu sắc sặc sỡ hoặc khác thường.
* Ngày tết thì nhất thiết phải có bánh mứt, hạt dưa... nhưng với tình trạng vệ sinh thực phẩm như hiện nay thì chúng tôi thực sự không dám mua bất cứ thực phẩm chế biến sẵn nào nữa. Làm thế nào để yên tâm hơn khi lựa chọn thực phẩm an toàn cho gia đình trong ngày tết này? (Nguyễn Hương, 23 tuổi, nguyenhuong910@...)
- ThS. BS ĐÀO THỊ YẾN PHI: Có thể vẫn tìm mua được những sản phẩm an toàn từ những nhà cung cấp đáng tin cậy, sản phẩm đã được kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn thay vì mua sản phẩm ở chợ như cách đón tết truyền thống.
Cũng có thể đặt riêng các món bánh mứt mong muốn từ các cơ sở sản xuất thủ công với giá cao hơn, nhưng người chế biến đảm bảo được nguyên liệu và cách chế biến là theo đúng phương pháp cổ truyền. Nếu có chút thời gian, việc chuẩn bị các thức ăn tết tại nhà cũng là một cách an toàn và thú vị.
Nếu chọn mua sản phẩm ngoài chợ, tốt nhất là chọn các loại bánh mứt có màu sắc tự nhiên, vị ngọt vừa phải với vị thanh đặc trưng của đường mía, sản phẩm mới, khô ráo, sử dụng các loại bao bì chuyên dụng dùng cho thực phẩm.
![]() |
Ông Nguyễn Xuân Mai - nguyên viện phó Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM - Ảnh: THANH ĐẠM |
* Xin hỏi ông Nguyễn Xuân Mai: Tình trạng mất vệ sinh trong chế biến thực phẩm là một vấn nạn được nhắc đến từ lâu, vậy mà chuyện này vẫn thường xuyên xảy ra. Điều đáng nói ở đây là người phát hiện ra không phải là người của cơ quan y tế hay cục vệ sinh an toàn thực phẩm mà lại do báo chí phát hiện phanh phui, vậy xin hỏi công việc, trách nhiệm và thẩm quyền của các cơ quan liên quan là gì? (Trần Đình Hiệp, 25 tuổi, dinhhiep.itc@...)
- Ông NGUYỄN XUÂN MAI: Những điều bạn nói là đúng, cán bộ ngành y tế và cục thực phẩm chỉ tập trung vào lĩnh vực quản lý nhà nước ở cấp cao hơn, còn việc thanh tra giám sát để phát hiện thì nằm ở các cán bộ an toàn thực phẩm ở các cấp thấp hơn: sở, huyện.
Hiện nay số lượng cán bộ an toàn thực phẩm ở cấp huyện và xã rất ít, có nơi hoạt động tốt, có nơi chưa có lực lượng để triển khai, cho nên không thể giám sát phát hiện được, việc phát hiện là do quần chúng nhân dân và phản ảnh đến báo chí. Một phần do cách giải quyết của cơ quan thanh tra, kiểm tra lòng vòng nên người dân muốn gặp báo chí để giải quyết được nhanh. Chính phủ đã phân cấp cho các bộ ngành và nhân dân các địa phương, cơ sở để phản ánh tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm, theo dõi và giám sát nhưng họ thường không phản ánh kịp thời cho Cục Thực phẩm nên thông tin đến chậm.
Trong dịp tết, Chính phủ đã triển khai công tác thanh, kiểm tra về sản xuất buôn bán thực phẩm, tuy nhiên do thị trường và địa bàn sản xuất thực phẩm rộng lớn nên không thể kiểm soát được. Có một số điều thiếu sót là không thể tránh khỏi.
* Tôi rất thích ăn rau sống, nhưng gần đây một số người nói rằng ăn rau sống rất dễ bị nhiễm các loại giun, sán. Xin hỏi rửa rau từng lá (xà lách) khoảng 3 nước, sau đó tôi đem ngâm vào nước muối khoảng 5-10 phút, vớt rau ra rổ để ráo rồi ăn như vậy có an toàn chưa? Hay phải làm cách nào? (Duong Thi Nao, 38 tuổi, naoduong@...)
- ThS.BS ĐÀO THỊ YẾN PHI: Thật ra, rau sống ngày xưa có nguy cơ bị nhiễm giun sán cao hơn so với hiện nay, do ngày xưa người trồng rau có thói quen sử dụng phân tươi để tưới rau nhiều hơn hiện nay. Nguy cơ nhiễm giun sán từ thực phẩm cao hơn nếu ăn các thức ăn có nguồn gốc động vật không được nấu chín như tôm, sò, ốc, thịt tái...
Rửa rau từng lá luôn là một cách an toàn và hiệu quả để loại bỏ những yếu tố nguy cơ như trứng giun sán, thuốc trừ sâu... Có lẽ nên kéo dài thời gian ngâm rau lên khoảng 30 phút, và công đoạn rửa rau từng lá nên tiến hành sau khi ngâm rau, để những chất bám trên rau có thời gian mềm và dễ tróc hơn khi giội rửa.
Lưu ý là nguồn nước rửa phải sạch. Ngoài ra, có thể dùng các máy ozone để tiệt trùng rau trước khi ăn, các máy này cũng có khả năng tiêu diệt vi trùng và trứng giun sán nếu có.
* Tại sao những mặt hàng xuất khẩu ta lại đạt chỉ tiêu VSATTP, trái lại hàng nội địa thì lại không (phải chăng vì kinh tế mà phải thế ) trong lúc một nguyên nhân làm nghèo đói là do bệnh hoạn (vương hồng tân, 54 tuổi, lacvuonghongtan@yahoo.com)
- Ông NGUYỄN HÙNG LONG: Các quy định của pháp luật VN với thực phẩm hiện nay không phân biệt thực phẩm nhập khẩu hay tiêu dùng nội địa, mà tất cả thực phẩm trên thị trường đều phải tuân theo hệ thống tiêu chuẩn chung.
Riêng với thực phẩm xuất khẩu, chủ yếu là nông sản thực phẩm, thì phải tuân theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Tuy nhiên hiện nay hệ thống pháp luật của VN cũng đã tương đối hội nhập với quốc tế, cho nên những yêu cầu với thực phẩm của thực phẩm xuất khẩu và thực phẩm trong nước cũng không khác nhau nhiều. Những sản phẩm gây ảnh hưởng đến sức khoẻ hiện nay đều là sản phẩm gian lận và không tuân thủ các quy định của pháp luật, hiện trên thị trường VN cũng đã có rất nhiều sản phẩm sản xuất trong nước có chất lượng cao.
* Hiện nay có rất nhiều loại trái cây được các nhà khoa học cho biết có chứa các chất vitamin, chất đó sẽ tốt cho sức khỏe, nhưng gần đây nhiều loại trái cây sử dụng hóa chất để giữ cho trái lâu héo và tươi ngon, tôi không biết làm sao để lựa chọn được những trái cây vừa tốt cho sức khỏe mà vừa không gây độc hại. Xin BS tư vấn (Nguyễn Thị Thanh Thảo, 23 tuổi, Bongcomay_2603)
- ThS. BS ĐÀO THỊ YẾN PHI: Trái cây có chứa chất bảo quản thường là các loại trái cây nhập từ nước ngoài, cần có thời gian bảo quản lâu hơn.
Những loại trái cây tươi mới được các nhà vườn thu hoạch và phân phối trong vòng một vài ngày thường không cần đến chất bảo quản. So với các loại trái cây có dùng hóa chất bảo quản, thì chủng loại trái cây tươi có nguồn gốc trong nước không dùng chất bảo quản vẫn nhiều hơn. Có lẽ tốt nhất nên ăn trái cây theo mùa, trái cây của Việt Nam trồng, chọn các loại trái tươi từ vỏ đến cuống, tốt nhất là các loại trái có vỏ như bưởi, chuối, cam, nhãn, sabôchê... Nên rửa sạch trái cây trước khi ăn, nếu phát hiện những vết thâm bất thường khi đã cắt gọt, tốt nhất nên bỏ đi.
* Làm thế nào nhận biết rau quả bị nhiễm hóa chất? Làm thế nào để người dân cảm thấy an toàn khi sử dụng rau quả hiện nay? (Lữ Hải Đình, 28 tuổi, luhaidinh2003@...)
- ÔngNGUYỄN XUÂN MAI: Tất cả những người đi chợ thường muốn phát hiện dư lượng hóa chất trong thực phẩm chỉ bằng cách ngửi và nhúng vào nước, ngửi thấy mủi hôi thì trong đó còn dư lượng của thuốc trừ sâu, muốn biết rõ là thuốc trừ sâu gì thì chỉ có đem đến phòng thí nghiệm mới biết được.
Tuy nhiên người đi chợ hiện nay cũng yên tâm được vì ban quản lý các chợ lớn, nhỏ bán rau quả, trái cây cũng đã có một bước kiểm soát và đảm bảo an toàn cho người mua. Những người mua hàng không có ban quản lý, mua ở vỉa hè, lề đường thì dễ gặp rủi ro hơn.
Khi đi mua rau quả thì phải xem kỹ hình dáng, màu sắc, độ tươi của rau quả (không giập nát, héo úa, trầy xước), rau quả tươi thì chắc, nặng. Nhìn ở các cuống quả thì không bị đọng những phấn lạ, nhất là ngửi không có mùi lạ, còn nếu có dư lượng thuốc trừ sâu thì nó sẽ có mùi hắc và hôi. Người Việt Nam mình có câu "Mua cá thì phải xem mang, mua bầu xem cuống mới toan không nhầm".
* Tôi thích mua rau ở siêu thị vì thấy rau có nhãn mác, có đề nơi sản xuất và quảng cáo là rau an toàn. Vậy rau an toàn được sản xuất như thế nào, tại sao gọi là rau an toàn? Nhà nước có chính sách gì để khuyến khích những người trồng rau an toàn bán được sản phẩm của mình ở các chợ? (Ngoc Hoan, 39 tuổi, hoantn1971@...)
- Ông NGUYỄN XUÂN MAI: Rau bán ở siêu thị đúng là rau đã được kiểm soát độ an toàn. Là rau được trồng theo quy trình VIETGAP, nghĩa là kiểm soát chặt đất trồng, nước tưới, phân bón, giống và quá trình phun xịt thuốc bảo vệ, thời gian cách ly để thu hái, kiểm soát trong quá trình vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.
Tất cả các khâu này được kiểm soát bởi cơ quan an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Khi mà rau được đưa vào các chợ đầu mối và bán lẻ, quản lý thị trường do Bộ Công thương kiểm soát. Nhà nước đã có những dự án rau an toàn được triển khai trên những vùng rau trọng điểm cung cấp cho những khu trọng điểm như Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM và phục vụ các hội nghị lớn mà nước ta đứng ra đăng cai tổ chức và đảm bảo an toàn cho khách du lịch đến Việt Nam. Chính phủ cũng có chính sách hỗ trợ cho những người trồng rau an toàn về giá về vốn.
* Tôi muốn đặt câu hỏi đến ThS.BS dinh dưỡng Đào Thị Yến Phi: Ăn nhiều rau xanh là rất tốt cho sức khỏe, có thể ngăn ngừa và trị một số bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư. Nhưng bây giờ người ta trồng rau phun hóa chất nhiều quá, có người lo ngại ăn nhiều rau đồng nghĩa với việc "ăn" nhiều hóa chất độc hại. Bây giờ đi mua rau sạch cũng phân vân chưa biết rau thật sự có "sạch" hay không? Bác sĩ có thể tư vấn giúp tôi làm thế nào để phân biệt rau sạch và làm cách nào hạn chế các hóa chất trong rau không sạch? (Bùi Trường Trí - Biên Hoà, Đồng Nai, 29 tuổi, buitruongtri@...)
- ThS. BS ĐÀO THỊ YẾN PHI: Bạn có thể tham khảo thêm các câu trả lời về cùng vấn đề lựa chọn và xử lý rau trước khi ăn trong cuộc tường thuật giao lưu trực tuyến hôm nay. Nguyên tắc chung là chúng ta cần ngâm rửa rau thật sạch.
Câu trả lời về chuyện rau sạch có thật sự sạch hay không thì có lẽ không ai dám chắc, nhưng nếu các loại rau đã được kiểm tra và đóng gói theo các quy trình đã được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thì có thể giúp chúng ta an tâm hơn một chút.
![]() |
Bà Lê Thị Hồng Hảo (bên phải) - phó viện trưởng Viện Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia (Hà Nội) - Ảnh: N.Q. |
* Xin hỏi bà Lê Thị Hồng Hảo. Các loại mứt, ô mai, hạt bí, hạt dưa... được bán trôi nổi trên thị trường, rất khó kiểm soát về chất lượng. Tại Hà Nội, vấn đề đó có được kiểm soát hay không? Bà có lời khuyên nào cho người nội trợ khi chọn lựa các sản phẩm đó? (Hoàng Hạnh Lan, 35 tuổi, lanhanh@...)
- Bà LÊ THỊ HỒNG HẢO: Sản phẩm này cũng đã được cơ quan chức năng địa phương quản lý, tuy nhiên một số loại các loại mứt, ô mai, hạt bí, hạt dưa không nhãn mác, nguồn gốc thì không nên mua nữa. Đặc biệt, người tiêu dùng cần chú ý khi lựa chọn các loại ô mai và mứt không chọn sản phẩm màu sắc sặc sỡ, có mùi lạ, không mua hạt dưa hạt bí bị mốc.
* Hạt dưa mua ở siêu thị đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không? (HUỲNH THỊ MỸ, 30 tuổi, thimynamky@...)
- Bà BÙI HẠNH THU: Trước dư luận về việc hạt dưa trên thị trường có chứa chất gây ung thư, hệ thống siêu thị Co.opmart đã chủ động mang mẫu hạt dưa đến Viện Vệ sinh y tế công cộng để kiểm tra chỉ tiêu có thể ảnh hưởng đến chất lượng của hạt dưa như phẩm màu, dầu làm bóng hạt dưa... kết quả kiểm tra cho thấy các sản phẩm hạt dưa kinh doanh tại Co.opmart hoàn toàn không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đảm bảo an toàn. Chúng tôi đã có niêm yết kết quả được công nhận này tại nơi bày bán và khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng.
Hiện tại, hệ thống Co.opmart đang kinh doanh các sản phẩm hạt dưa, mứt tết của Công ty Xuân Hồng là đơn vị do Saigon Co.op quản lý.
Trước việc báo chí có những cảnh báo về thực phẩm của nước ngoài không an toàn, chúng tôi đã ngưng kinh doanh toàn bộ các loại hạt có nguồn gốc từ Trung Quốc, thay vào đó chúng tôi nhập khẩu trực tiếp hạt dẻ, nho khô từ Mỹ và chủ động kiểm tra tiêu chí chất tẩy trắng vỏ hạt dẻ, chất bảo quản gây độc hại...
Đối với các loại hạt dẻ, người tiêu dùng nên quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ sản phẩm bởi vì các sản phẩm an toàn nhiều khi có hình thức không bắt mắt. Vỏ hạt dẻ trắng có thể do được xử lý bằng hóa chất tẩy trắng, còn những loại hạt dẻ nhập khẩu từ Mỹ có vỏ màu vàng ngà, nhưng nhân bên trong có chất lượng ngon hơn hẳn hàng Trung Quốc mà giá không chênh lệch so với hàng Trung Quốc.
Tôi có lời khuyên, thà chúng ta dùng ít nhưng thực phẩm tốt cho sức khỏe còn hơn là mang chất độc vào người mà không hay biết, trong khi hằng ngày đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các phương tiện truyền thông đại chúng.
* Xin cho hỏi nếu tết năm nay ta dùng hạt hướng dương thay cho hạt dưa được không? Nếu dùng được thì phải chọn hạt như thế nào? Có phải trong hạt hướng dương có độc không, vì có người bảo ăn nhiều sẽ đau đầu. (Trần Thị Kim Mai, 40 tuổi, cndlamhapvt@gmail.com)
Tất cả các loại hạt, đặc biệt là các loại hạt có dầu khi ăn phải chú ý tránh loại hạt mốc, nếu thấy có hiện tượng có hạt mốc phải ngừng sử dụng, vì hạt có dầu khi bị mốc chứa rất nhiều độc tố, đặc biệt aflatoxin là chất gây ung thư.
- Bà Lê Thị Hồng Hảo: Tất cả các loại hạt, đặc biệt là các loại hạt có dầu khi ăn phải chú ý tránh loại hạt mốc, nếu thấy có hiện tượng có hạt mốc phải ngừng sử dụng, vì hạt có dầu khi bị mốc chứa rất nhiều độc tố, đặc biệt aflatoxin, là chất gây ung thư. Tùy từng cơ địa của mỗi người có thể có những phản ứng khác nhau về các loại thực phẩm, ví dụ có thể bị dị ứng, đau đầu, chóng mặt, khi có biểu hiện không thích hợp với thực phẩm đó thì không nên sử dụng.* Cho em hỏi thường tết đến ở miền quê có bánh tét nhưng hạn sử dụng bánh này khoảng 5 ngày là không dùng được. Vì không có tủ lạnh để bảo quản nên nhà em bỏ vô lu nước, hạn sử dụng được thêm khoảng cả tuần nữa. Em muốn hỏi làm như vậy bánh có đảm bảo ATVSTP không? Các chất dinh dưỡng có còn không? (Linh, 27 tuổi, duclinhtv@...)
- ThS. BS ĐÀO THỊ YẾN PHI: Ngày xưa ở miền Bắc, bánh chưng thường được bỏ xuống ao để bảo quản. Đó là một loại tủ lạnh thiên nhiên có nhiệt độ thấp dưới 4 độ C, nên thời gian bảo quản có thể kéo dài hơn.
Bảo quản bánh tét trong lu nước cũng có nguyên tắc tương tự, tuy nhiên lời khuyên trong trường hợp này là không nên, vì thức ăn bảo quản càng dài sẽ càng mất chất dinh dưỡng cho dù bảo quản bất kỳ hình thức nào. Khả năng nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn cũng cao hơn nếu thời gian bảo quản kéo dài. Bánh tét ngày nay đã có thể mua quanh năm, vì vậy nên tính toán sao cho lượng bánh trong nhà ăn vừa đủ trong vòng khoảng 5 ngày. Nếu nhà nấu bánh lấy, và còn thừa phải bảo quản trong lu nước như em nói, tốt nhất nên nấu lại hoặc chiên kỹ trước khi ăn.
* Tôi thường nấu chín đồ ăn và không ăn đồ sống hay thức ăn tái. Bất kỳ thực phẩm nào được mua ở chợ hay siêu thị về tôi đều nấu chín mới ăn, như vậy thì đã an toàn chưa khi mà trong thực phẩm chứa toàn chất bảo quản không tốt cho cơ thể? Làm thế nào biết được thực phẩm tốt không chất bảo quản, không bị phân hủy khi mà các sản phẩm đó hoàn toàn được cấp đông và đóng gói kín. Làm sao biết được nhà cung cấp làm thực phẩm đóng gói an toàn? (Phạm Nguyễn, 30 tuổi, stenguyen19802004@...)
- Ths.BS ĐÀO THỊ YẾN PHI: Nấu thức ăn thật chín trước khi ăn thường chỉ loại bỏ được các nguy cơ từ vi sinh vật (như vi trùng, giun sán...) chứ không làm mất đi các nguy cơ từ hóa chất (thuốc bảo quản, thuốc trừ sâu...).
Vì vậy, luôn cần kết hợp giữa việc lựa chọn thực phẩm (nguồn gốc, nơi bày bán...), việc sơ chế thực phẩm (rửa, cắt thái...) và việc chế biến thực phẩm (nấu chín, các công đoạn ướp, chiên...). Các thông tin về sản phẩm thường được ghi rõ trên bao bì, nhãn mác, bao gồm cả các thông tin về những hóa chất sử dụng để bảo quản sản phẩm đó, thời hạn bảo quản, điều kiện bảo quản... Chuyện xác định nhà cung cấp có làm đúng những gì họ công bố hay không, có lẽ người tiêu dùng khó mà tự mình kiểm tra được, đành phải nhờ đến các cơ quan chức năng thôi.
![]() |
Khách mời giao lưu tại Hà Nội - Ảnh: N.Q. |
* Xin hỏi hiện tại Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm và các ngành chức năng đã có những biện pháp gì để kiểm tra các cơ sở sản xuất thực phẩm, hay chỉ khi đã có báo chí đưa thông tin rồi mới tổ chức kiểm tra?
Các ngành chức năng đã có biện pháp xử lý như thế nào đối với những đối tượng sản xuất thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh hay chỉ phạt hành chính, rút giấy đăng ký kinh doanh (theo tôi như thế là quá nhẹ, không có sức răn đe)? (Dang Duc Dinh, 38 tuổi, pr_service3d@...)
Nhiều cơ sở vi phạm đã bị xử phạt hành chính, nhiều sản phẩm đã bị thu hồi, tuy nhiên đáng tiếc là chưa có cơ sở nào bị xử lý hình sự hay các mức cao hơn, do khó khăn trong quy định về xử lý hình sự đối với vi phạm vệ sinh thực phẩm chưa phù hợp thực tế. |
Công tác hậu kiểm cũng đang được đẩy mạnh và trở thành 1 trong những hoạt động trọng tâm của các cơ quan quản lý vệ sinh thực phẩm trong năm 2010. Nhiều cơ sở vi phạm đã bị xử phạt hành chính, nhiều sản phẩm đã bị thu hồi, tuy nhiên đáng tiếc là chưa có cơ sở nào bị xử lý hình sự hay các mức cao hơn do khó khăn trong quy định về xử lý hình sự đối với vi phạm vệ sinh thực phẩm chưa phù hợp thực tế. Ví dụ việc xác định thiệt hại nghiêm trọng với thiệt hại do thực phẩm để có thể xử lý hình sự là rất khó khăn.
* Xin hỏi BS Yến Phi, hiện nay có rất nhiều loại đồ uống được quảng cáo là tốt cho sức khỏe khiến người tiêu dùng không biết thật giả ra sao. Vậy trong những ngày tết, các bà nội trợ nên chọn loại đồ uống nào vừa cung cấp đủ dinh dưỡng vừa hợp với không khí ngày tết? (Hoàng Hạnh Lan, 35 tuổi, lanhanh@...)
- ThS.BS ĐÀO THỊ YẾN PHI: Đồ uống an toàn nhất là đồ uống chế biến tại nhà, như nước trái cây tươi, nước đun sôi, nước trà xanh hay trà khô...
Tuy nhiên trong trường hợp không thể tự chế biến thức uống tại nhà, cũng có thể chọn mua các loại thức uống công nghiệp như nước trái cây, sữa chua, sữa đậu nành... Đương nhiên, mức độ an toàn sẽ giảm đi.
Loại nước uống và số lượng nước uống tốt cho sức khỏe sẽ phù hợp với tình trạng sức khỏe, độ tuổi, giới tính.... của từng cá thể một, ví dụ trẻ em chắc chắn sẽ cần nhiều sữa hơn, người cao tuổi cần nhiều nước trái cây hơn, người ở tuổi trung niên cần nhiều nước lọc hơn. Công thức trung bình là mỗi người cần khoảng 2-2,5 lít nước mỗi ngày, trong đó có khoảng 20% từ sữa, 20% là nước trái cây, 60% là nước lọc. Các loại thức uống có nhiều đường, cồn... thường có giá trị về mặt cảm quan và khẩu vị hơn là tốt về mặt dinh dưỡng.
* Tôi là người kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm. Tôi thấy vấn đề VSATTP mấu chốt nằm ở khâu quản lý. Ví dụ: Sở Y tế cấp phép nghiêm túc thì người dân cũng sẽ làm nghiêm túc. Chính tôi xin giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VSATTP chỉ mất 800.000đ và khám qua loa. Còn những thứ khác chỉ là thủ tục trên giấy. Vậy ngành y tế có ý kiến gì về việc này? Có biện pháp gì chấn chỉnh hay chỉ chờ người dân tố giác? (Te Thien, 35 tuổi, tethien764@...)
- Ông NGUYỄN XUÂN MAI: Sản phẩm thực phẩm muốn đảm bảo an toàn thì chính do người sản xuất lưu thông quyết định chứ không phải do cơ quan quản lý quyết định.
Người sản xuất, chế biến mới biết mình dùng những gì để chế biến và chế biến như thế nào, chế biến trong điều kiện môi trường như thế nào, có an toàn hay không. Để chứng nhận an toàn thực phẩm thì Bộ Y tế đã phân cấp cho y tế các tỉnh, thành phố. Việc thu phí là theo quy định của Nhà nước, hoạt động này ở các sở y tế nói chung là tốt, tuy nhiên có một vài nơi mà bạn gặp có những thiếu sót, thiếu thẩm tra cơ sở, bạn đưa phong bì 800.000đ là điều sai trái.
* Tôi thấy ở cuộc giao lưu này khách mời toàn là cán bộ cao cấp, vì vậy tôi mong mỗi vị hãy đưa ra một phương án. Tôi cũng xin hỏi luôn là các vị hay có cách trả lời "Chúng tôi đang đề xuất...", tôi nghĩ rằng đây là vấn đề rất "nóng" nên cần xử lý nhanh chóng, chứ không khi thực hiện thì một nửa dân số Việt Nam nằm trong bệnh viện mất rồi. (Hoang Van Long, 30 tuổi, honglong252001@...)
Năm 2010, chúng tôi có kế hoạch hậu kiểm từ đầu năm và công tác này sẽ kéo dài suốt 12 tháng trong năm. Để khỏa lấp những chỗ trống của pháp luật, chúng tôi đã xây dựng dự thảo luật an toàn vệ sinh thực phẩm và đã được thảo luận tại kỳ họp Quốc hội cuối 2009.
- Ông NGUYỄN HÙNG LONG: Để giải quyết vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, phải tăng cường thanh tra, kiểm tra thì chúng tôi đã và đang tiến hành thanh tra, kiểm tra rất mạnh. Ví dụ như năm 2009 vừa rồi, trên 70% cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tại các địa phương đã được thanh kiểm tra.Ngay trước Tết Nguyên đán, Bộ Y tế đã thành lập 10 đoàn thanh tra tại 30 tỉnh thành trong cả nước. Tại địa phương cũng có các đoàn thanh tra từ xã đến tỉnh. Tại thời điểm này, thanh tra vẫn đang tiếp tục làm việc. Chúng tôi đã có chương trình hậu kiểm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm từ 2009. Trong đó đã kiểm tra việc triển khai công tác đảm bảo vệ sinh thực phẩm tại cơ quan chức năng ở địa phương, việc chấp hành quy định pháp luật của cơ sở sản xuất kinh doanh.
Năm 2010, chúng tôi có kế hoạch hậu kiểm từ đầu năm và công tác này sẽ kéo dài suốt 12 tháng trong năm. Để khỏa lấp những chỗ trống của pháp luật, chúng tôi đã xây dựng dự thảo luật an toàn vệ sinh thực phẩm và đã được thảo luận tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2009. Hiện nay dự thảo luật đang tiếp thu các ý kiến và hoàn thiện với những điểm mới về thanh tra, xử lý vi phạm, quản lý thực phẩm xuyên suốt từ sản xuất - tiêu dùng. Việc phân công, phân nhiệm giữa các bộ ngành sẽ thể hiện rõ ràng, tránh chồng chéo.
* Theo tôi được biết, Nhà nước hướng đến năm 2010 các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm có nguy cơ cao sẽ phải áp dụng nguyên tắc phân tích mối nguy trong quá trình sản xuất (HACCP).
Vậy tại sao trên thực tế chỉ có các công ty quy mô lớn mới xây dựng hệ thống trên, trong khi các nhà sản xuất thực phẩm nước ta theo mô hình nhỏ, hộ gia đình là phổ biến thì vẫn chưa thấy quan tâm đến bất kỳ biện pháp nào để có thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Có phải việc quản lý an toàn thực phẩm nước ta còn quá lỏng lẻo, cần có một cơ quan chuyên biệt quản lý hay không? (Hoàng Oanh, 24 tuổi, bettyho567@...)
- Ông NGUYỄN HÙNG LONG: Hiện nay đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ chưa thể áp dụng quy trình HACCP được, tuy nhiên các quy định của Bộ Y tế về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cũng đã dựa trên những nguyên lý của HACCP. Do vậy, cơ sở nhỏ lẻ dù chưa áp dụng hệ thống nhưng cũng phải tuân theo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, ví dụ như phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, sản phẩm sản xuất phải được đánh giá và công bố chất lượng.
Thực hiện nghị định 79 của Chính phủ, tại tất cả 63 tỉnh thành, các chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm đã được thành lập sẽ giúp việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại các địa phương được đẩy mạnh hơn.
* Xin hỏi ông Nguyễn Hùng Long: Trong thời gian qua Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm đã làm được những gì để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dân? Cục có biện pháp nào để giải quyết những thực phẩm mất vệ sinh đang bày bán trên thị trường? (Nguyễn Ngọc Anh Thư, 22 tuổi, thu.nguyen0204@...)
- Ông NGUYỄN HÙNG LONG: Cục đã xây dựng được một hệ thống văn bản làm hành lang pháp lý cho các địa phương thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cục đã tiến hành thanh tra, hậu kiểm, kiểm soát thực phẩm nhập khẩu và tuyên truyền hướng dẫn cho người tiêu dùng về lựa chọn thực phẩm an toàn. Đối với các sản phẩm mất vệ sinh trên thị trường thì không chỉ Cục mà cả các địa phương cũng phải có trách nhiệm phát hiện, xử lý.
Trong dịp Tết Nguyên đán Canh Dần, ngoài 10 đoàn thanh tra của Bộ Y tế, các địa phương cũng đã thành lập hàng trăm đoàn thanh tra để phát hiện và xử lý thực phẩm kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn. Chúng tôi cũng mong muốn người tiêu dùng chung vai với cơ quan chức năng, phát hiện cơ sở sản xuất hoặc sản phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
* Tết năm nay em định vào siêu thị mua bánh mứt. Nhưng liệu hàng hóa trong siêu thị có khác ngoài chợ vì một số hàng hóa cũng đâu có nhãn mác, nếu có cũng toàn hàng của Trung Quốc. Liệu hàng siêu thị có chắc là đã được kiểm duyệt? (Trần Thị Ngọc Hân, 27 tuổi, Lam_lai_tue_01@...)
- Bà BÙI HẠNH THU: Về hàng bánh mứt tết năm nay có thể nói rất phong phú, đa dạng về chủng loại và hình thức kiểu dáng, bao bì sản phẩm.
Trong hệ thống Co.op Mart hầu hết bánh mứt tết đều là thương hiệu Việt do siêu thị đang thực hiện chương trình hành động ủng hộ và quảng bá cho hàng Việt. Các loại bánh kẹo, mứt tết được sản xuất trong nước ngày càng chiếm ưu thế vì sử dụng nguyên liệu tốt, quy trình công nghệ tiên tiến, có đầu tư cải tiến về bao bì, mùi vị, thiết kế sản phẩm... nên lượng bán ngày càng tăng.
Tôi dự ước sức mua của thị trường đối với những sản phẩm bánh mứt kẹo có chất lượng trong hệ thống Co.op Mart tăng từ 50-60% so với cùng kỳ. Điều này cho thấy khách hàng ngày càng chọn siêu thị Co.op Mart là nơi để mua sắm cho nhu cầu tết do sản phẩm đã được chúng tôi chọn lọc, kiểm soát thay khách hàng. Chúng tôi không có bán các loại bánh mứt kẹo của Trung Quốc.
* Khi ra ngoài tôi chẳng dám ăn thứ gì, không ăn thì bị thiếu chất, mà ăn thì sợ bệnh. Xin BS cho ý kiến làm sao để bảo đảm sức khỏe mà không bị bệnh? Xin cảm ơn. (Thái Thị Sang, minhtrang112002@...)
- Ông NGUYỄN XUÂN MAI: Ý nghĩ của chị là hơi thái quá. Trên thực tế, thị trường buôn bán thực phẩm trên khắp nước ta tuy chưa được tuyệt hảo như chị mong muốn nhưng cũng đảm bảo an toàn cho chị sử dụng.
Việc có an toàn hay không là do chính chị yêu cầu, người bán phải cung cấp: thức ăn phải được nấu chín, các dụng cụ chứa đựng để chế biến thức ăn phải đảm bảo sạch, nước sạch phải đủ và chị nhớ phải rửa tay trước khi ăn. Nếu làm đúng như thế thì an toàn.
* Dạo gần đây mỗi ngày đều nghe thấy tin tức đại loại như thực phẩm nhiễm độc, có chất gây ung thư... khiến nhiều người e ngại khi đi chợ. Ngay như bản thân tôi, ra chợ thấy đồ ăn ngon quá định mua nhưng lại thôi vì sợ không biết ăn vào có bị sao không... điều này thật đáng lo ngại. Vậy cho hỏi những biện pháp cụ thể quý vị đề ra để dẹp bỏ nạn này đồng thời trấn an dư luận? (xuanhong, 21 tuổi, bp_1009@...)
So với những năm trước đây, thì tình hình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã được cải thiện nhiều. Đặc biệt là các loại thuốc trừ sâu dùng trong rau đã được sử dụng loại dễ phân hủy, không còn dùng loại tồn dư lâu, gây ung thư như nhóm clo hữu cơ.
- Bà LÊ THỊ HỒNG HẢO: So với những năm trước thì tình hình đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm đã được cải thiện nhiều. Đặc biệt là các loại thuốc trừ sâu dùng trong rau đã được sử dụng loại dễ phân huỷ, không còn dùng loại tồn dư lâu, gây ung thư như nhóm clo hữu cơ.Do khoa học phát triển, có nhiều chất dùng để bảo quản thực phẩm tránh ôi thiu, giúp sản phẩm giữ được lâu đã được ứng dụng sử dụng trong công nghệ thực phẩm, mà không gây ảnh hưởng sức khoẻ. Nhưng người tiêu dùng cũng nên tránh sử dụng các thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không có bao gói nhãn mác, chưa có công bố tiêu chuẩn chất lượng, có màu sắc loè loẹt, có mùi lạ...
* Tết đến, thực sự mà nói muốn mua bánh, mứt, kẹo nhưng tôi không biết phải chọn sản phẩm, nhãn hiệu nào? Người dân ở những đô thị còn nắm bắt thông tin hàng kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả... còn ở nông thôn thì sao? Làm thế nào để đảm bảo chất lượng thực phẩm trong phạm vi quốc gia để nâng cao chất lượng sống hiện nay? (Đặng Thị Ánh Sang, 24 tuổi, bienngoc32@...)
- Ông NGUYỄN XUÂN MAI: Bánh mứt kẹo do các cơ cở lớn của nhà nước, của các công ty có dây chuyền sản xuất tự động, nguyên liệu và phụ liệu được kiểm soát chặt chẽ, phụ gia, hương liệu, màu là những sản phẩm dùng trong lĩnh vực thực phẩm. Người tiêu dùng hạn chế mua những sản phẩm do những hộ gia đình sản xuất, vì nó không đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
* Vì sao dầu ăn đóng chai gia đình tôi mua về dùng lại đóng mỡ màu trắng, đó là dầu gì? Có ảnh hưởng tới sức khỏe không? (Le Thi Xuan, 32 tuổi, donggiangxuan@...)
- Ths.BS ĐÀO THỊ YẾN PHI: Nếu dầu ăn để trong điều kiện nhiệt độ bình thường của TPHCM mà đã đóng mỡ trắng, thì có lẽ chị đã mua phải loại dầu có hàm lượng chất béo no quá cao.
Thường hay gặp loại dầu này nếu mua ở các chợ, dầu đóng thành can lớn và bán lẻ cho khách. Dầu này có thể dùng chiên thực phẩm, nhưng tránh không nên dùng để ăn sống như đánh sốt, trộn salade... Đương nhên, dầu này sẽ không tốt cho người có bệnh lý tim mạch, huyết áp, rối loạn chuyển hóa mỡ, người cao tuổi...
Còn nếu dầu chị mua là của một công ty lớn có tên tuổi, tốt nhất nên liên lạc với công ty để đề nghị họ xem lại sản phẩm của mình, và có lời giải thích về hiện tượng này. Về mặt nguyên tắc, dầu ăn không được đông đặc ở nhiệt độ thường.
* Làm thế nào để phân biệt được hạt dưa nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và hạt dưa nào không đảm bảo? Bởi đó là món ăn ưa thích nhất của gia đình chúng tôi trong dịp tết! (Nguyễn Thị Thủy, 28 tuổi, nt.thuy1982@...)
- Ths.BS ĐÀO THỊ YẾN PHI: Hạt dưa an toàn nhất có lẽ là hạt dưa được... mình tự tay rang! Còn nếu bắt buộc phải mua bên ngoài, có lẽ nên chọn sản phẩm đã đăng ký chất lượng và có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Các loại hạt dưa bày bán trên thị trường tự do hiện nay có nguồn gốc khác nhau, khó kiểm soát, nên cũng rất khó phân biệt được loại an toàn và không an toàn.
- Bà BÙI HẠNH THU: Từ khi có siêu thị đầu tiên cách đây 13 năm, đến nay với chuỗi 43 siêu thị trên toàn quốc và 8 cửa hàng chuyên doanh thực phẩm, chúng tôi rất đỗi tự hào là đã cung cấp cho khách hàng sản phẩm rau an toàn.
Vậy thế nào là rau an toàn? Các sản phẩm rau củ quả được gọi là an toàn khi được kiểm soát nghiêm ngặt trong quá trình gieo trồng, từ giống rau củ quả, đến điều kiện thổ nhưỡng, nguồn nước phải hoàn toàn thích hợp, các loại phân bón thuốc bảo vệ thực vật sử dụng nằm trong danh mục nhà nước cho phép, được thu hoạch, bảo quản, vận chuyển và bày bán trong nhiệt độ thích hợp, được chuẩn hóa về bao bì vật dụng chứa đựng, môi trường kinh doanh và nhân trực tiếp bán hàng cũng phải có giấy khám sức khỏe đảm bảo không mắc bệnh truyền nhiễm.
Việc kinh doanh rau an toàn tại Co.opmart tuân thủ đầy đủ yêu cầu trên. Nhưng sở dĩ Saigon Co.op kinh doanh rau an toàn với giá rẻ tương đương giá chợ, thậm chí có những mặt hàng có giá tốt hơn bởi vì do chúng tôi xác định đây là mặt hàng trọng yếu rất cần thiết trong hai bữa ăn hàng ngày của người dân TP nên nếu chúng tôi bán giá cao thì không có cơ hội để khách hàng sử dụng sản phẩm an toàn; hơn nữa do Saigon Co.op là một tổ chức HTX chúng tôi luôn lấy phương châm "một người vì mỗi người - mỗi người vì một người" nên dù bị lỗ, chúng tôi vẫn cố gắng duy trì việc làm mang đầy tính nhân văn này để thể hiện Saigon Co.op tuy là doanh nghiệp nhưng kinh doanh vì lợi ích của cộng đồng.
* Những công bố ghi trên bao bì thực phẩm có đáng tin cậy không? Tôi nghe nói là hàng sản xuất xong thì nhập kho, khi nào xuất kho để phân phối người ta mới đóng date (ngày sản xuất, hạn sử dụng). Những công bố như là "không hàn the", "không có 3-MPCD" là có tin cậy không? Cục ATVSTP đã có cách nào để kiểm chứng những thông tin trên? Xin Cảm ơn! (Phạm Tấn Triển, 34 tuổi, trienchieuxx@...)
- Ông NGUYỄN HÙNG LONG: Tất cả các sản phẩm sau khi kết thúc quá trình sản xuất, đóng gói đều phải ghi nhãn và ngày sản xuất, hạn sử dụng. Qua kiểm tra chưa phát hiện tình trạng sản xuất xong bỏ kho, khi phân phối mới ghi date. Những thông tin ghi trên nhãn mác bao bì thực phẩm, đều phải được đăng ký tại cơ quan có chức năng và có đầy đủ các bằng chứng chứng minh. Ví dụ như kết quả xét nghiệm về thành phần, chất 3- MCPD... tất cả sản phẩm không thực hiện đúng theo công bố tiêu chuẩn là vi phạm quy định sẽ bị đình chỉ lưu hành trên thị trường.
* Kính chào bác sĩ, nhiều người khuyên dùng thực phẩm bánh kẹo... có nhãn mác rõ ràng nhưng cháu vẫn lo là có khi nhà sản xuất ghi không đúng thời gian sản xuất thì những sản phẩm này đến tay người tiêu dùng sẽ như thế nào? Xin cảm ơn! (Nguyễn Thế Hải, 17 tuổi, hainguyenthe@...)
- Ths.BS ĐÀO THỊ YẾN PHI: Các nhà sản xuất lớn, có uy tín, thường mất rất nhiều thời gian và chi phí để tạo dựng thương hiệu cho mình, nên thường sẽ không làm chuyện có thể ảnh hưởng đến uy tín của mình như vậy đâu.
Điều đáng lo ngại nhất là chuyện các sản phẩm có thể là hàng nhái, hàng giả, hoặc hàng thật đã bị mất chất lượng nhưng đã bị người buôn bán phù phép thành hàng xịn hay hàng còn hạn sử dụng. Tốt nhất là nên chọn mua sản phẩm từ các nhà phân phối chính thức, các siêu thị hay cửa hàng lớn nhận nguồn hàng trực tiếp từ nhà sản xuất.
* Chúng ta đã thành lập Cục ATVSTP, nhiều lúc chúng ta cứ nói với nhau là thiếu nguồn nhân lực, trong khi đó chúng ta có một đội ngũ có trình độ chuyên môn cao vẫn còn ngoài vòng, vậy cho em hỏi tại sao không có chính sách tuyển dụng nguồn nhân lực này. Thanks. (NGUYEN HOAI BAO, 25 tuổi, hoaibao_aim@...)
- Ông NGUYỄN HÙNG LONG: Cục An toàn vệ sinh thực phẩm mới được thành lập 10 năm, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm ở các địa phương mới thành lập 2009. Lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm là một lĩnh vực rất khó và nhạy cảm. Trong khi các chính sách của nhà nước chưa đãi ngộ những người làm trong lĩnh vực này. Vì vậy chưa thu hút được nhiều người có trình độ cao vào làm việc trong lĩnh vực. Ví dụ như hiện nay các cán bộ đang công tác ở Trung tâm Y tế dự phòng chuyển sang Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm là không được hưởng 30% phụ cấp nghề nghiệp.
* Thưa ông Nguyễn Xuân Mai, hiện nay các mẫu thực phẩm không đạt chuẩn vệ sinh thường là do kiểm tra ngẫu nhiên hoặc do nghi ngờ, đem kiểm định thì mới phát hiện ra. Vậy theo ông làm thế nào để có thể xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm và phát hiện sớm những sản phẩm không đạt chuẩn, bảo đảm chất lượng cho người tiêu dùng. Xin cảm ơn (Ngọc Khánh, 35 tuổi tuổi, ngockhanh@)
- Ông NGUYỄN XUÂN MAI: Ở các cơ sở sản xuất lớn tập trung thì có kiểm soát ở tất cả các khâu: Nguyên liệu, hương liệu, phụ liệu, phụ gia.
Kiểm soát vệ sinh dây chuyền sản xuất, công nhân sản xuất, nguồn nước dùng và môi trường sản xuất, kiểm soát bao bì chứa đựng, như thế thì sản phẩm được đảm bảo an toàn và biết trước được những sản phẩm nào không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn để loại bỏ trước khi lưu thông thị trường. Những thực phẩm kém chất lượng, không đảm bảo an toàn mà phát hiện được chủ yếu nằm ở các cơ sở sản xuất nhỏ, hộ gia đình. Nên phải có sự kiểm soát của địa phương và cơ quan y tế phát hiện và ngăn chặn những hành vi này.
* Xin hỏi ông Nguyễn Xuân Mai. Một cơ sở hay công ty sản xuất thực phẩm trước khi đi vào hoạt động có được các cơ quan kiểm định kiểm tra "khả năng an toàn thực phẩm" của cơ sở hay công ty đó không? Tại sao vẫn còn nhiều cơ sơ và công ty "vi phạm" an toàn thực phẩm. Vậy trách nhiệm kiểm định kiểm tra trước và trong khi hoạt động của các công ty và cơ sở này thì thuộc các cơ quan nào? Xin Cảm Ơn!! (Trần Công Hiệp,
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận