![]() |
Trường hợp đặc biệt, trẻ nấc có thể do côn trùng hoặc vật lạ chui vào tai và đụng vào màng nhĩ của trẻ. Hiếm hơn nữa, nấc ở người lớn có thể là biểu hiện của bệnh nặng.
Ai cũng có thể bị nấc, tuy nhiên, nấc lại hay xảy ra ở trẻ nhỏ. Bạn có biết, ngay cả khi bé còn ở trong bụng mẹ, bé đã bị nấc cụt trước khi bé biết thở. Như vậy, nấc là một hiện tượng trong quá trình phát triển của trẻ và nó lại tiếp tục xảy ra khi mà trẻ không cần tới nó nữa.
Các bà mẹ không phải lo lắng khi trẻ nấc nhiều lần khi ăn, mẹ hãy cứ tiếp tục cho trẻ ăn và nấc sẽ tự hết, trẻ sẽ không bị sặc sữa vì nắp thanh quản sẽ bảo vệ đường thở khi trẻ nấc và sữa sẽ không xuống phổi.
Nếu trẻ không khó chịu hay mệt mỏi vì nấc thì các bà mẹ không cần cố gắng làm trẻ dừng nấc, hoặc có cách cho trẻ không nấc nữa là bà mẹ hãy cho trẻ uống nước, sữa hoặc cho trẻ bú. Tuy nhiên, đôi khi cách này cũng không hiệu quả hoàn toàn.
![]() |
Các bà mẹ có thể thử thêm một vài cách khác:
Làm cho trẻ hắt hơi
![]() |
Cho nếm một ít chanh
Cho trẻ ngậm một ít đường
![]() |
Hay một cách khác, lạ hơn, và chỉ dùng khi tất cả các cách trên vô hiệu thôi bạn nhé: hãy hù trẻ
![]() |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận