![]() |
Một pha tấn công bằng đòn chân của pencak silat - Ảnh: Q.Minh |
HLV phó đội tuyển VN Mai Thế Lâm giải thích: “Đấy là đặc trưng của môn võ pencak silat mà không một môn võ nào có thể lẫn lộn được. Các tư thế một số người thường gọi “xà quần với nhau” trong pencak silat gọi là “di chuyển tấn pháp”.
Pencak silat bắt buộc VĐV phải bước ba bước tấn theo luật di chuyển tấn pháp rồi mới được ra đòn. Ngoài ra, môn võ này nghiêm cấm võ sĩ không được đánh vào mặt đối thủ”.
Cũng như các môn võ khác, pencak silat phân chia các hạng cân nam nữ. Và nếu ở các môn võ khác có các bài quyền và đối kháng thì môn võ này cũng chia làm hai nội dung đối kháng (còn gọi là tandinh) và biểu diễn (seni). Mỗi trận đấu 6 phút được chia làm ba hiệp.
Ngoại trừ vùng mặt là bất khả xâm phạm, môn võ này thoáng hơn các môn võ khác là cho phép đánh tất cả các đòn. Cách tính điểm cụ thể như sau: đòn đấm được 1 điểm, đòn đá 2 điểm và quật ngã 3 điểm.
Tại SEA Games 22, pencak silat tranh 22 bộ huy chương, trong đó có 6 bộ huy chương dành cho biểu diễn.
Môn võ này có nguồn gốc từ Indonesia, nhưng phải đến thập niên 1980 mới chính thức được tổ chức thi đấu quốc tế, mà Indonesia, Brunei, Malaysia và Singapore là bốn quốc gia đầu tiên có công sáng lập. Pencak silat chính thức du nhập VN từ năm 1989 và nhanh chóng trở thành môn mũi nhọn kiếm huy chương, mà đỉnh cao là đoạt 12 HCV ở Giải vô địch thế giới năm 2002.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận