Phóng to |
Tìm nhà tài trợ Chi phí mà Kim Hoàng bỏ ra mua hóa chất, thuê phòng thí nghiệm... trong thời gian một năm để cho ra đời sản phẩm giấy làm từ lục bình khoảng 10 triệu đồng. “Nếu sinh viên nào khó khăn thì khó theo đuổi những đề tài như vậy. Mình nghĩ cần có một quỹ nào đó đủ mạnh để các bạn sinh viên tìm đến nhờ tài trợ những đề tài nghiên cứu khoa học có tính khả thi cao”, Kim Hoàng nói. Hiện nay, một số công ty giấy đã liên hệ với Kim Hoàng để tìm hiểu kết quả nghiên cứu này. |
“Lục bình quê mình rất nhiều, chủ yếu dùng làm hàng thủ công mỹ nghệ, nguyên liệu sản xuất nấm rơm và cho gia súc ăn chứ chưa có đầu ra nào khác. Đó cũng là một lý do để mình nghĩ đến việc làm giấy từ lục bình”, Kim Hoàng cho biết.
Để làm thí nghiệm, Kim Hoàng mang lục bình từ quê lên, “ới” thêm vài người bạn. Cả nhóm bỏ vào nồi lớn khiêng đi nấu.
Nhưng bột lục bình nấu xong đổ ra thì... không thành giấy! Nhiều lần như vậy buộc Kim Hoàng phải đóng cửa phòng trọ “luyện” lại quy trình thí nghiệm, xem còn chưa hoàn chỉnh ở khâu nào.
Suốt một năm trời nấu đi nấu lại, sửa lui sửa tới công thức, có hôm phải mượn chìa khóa của nhân viên phòng thí nghiệm để ở lại trường làm thí nghiệm thâu đêm suốt sáng.
Miệt mài và rồi với sự tư vấn của cô giáo hướng dẫn đề tài, Kim Hoàng cũng cho ra một quy trình làm giấy từ lục bình tương đối hoàn chỉnh.
Để chắc chắn sản phẩm làm ra đạt được các tiêu chuẩn chất lượng cơ bản của giấy, Kim Hoàng đem quy trình sản xuất đến các công ty sản xuất giấy Tân Mai, Bình An... nhờ tư vấn thêm kỹ thuật và mượn phân xưởng để sản xuất thử.
Kết quả giấy sản xuất từ nguyên liệu lục bình có các chỉ số kỹ thuật như độ bền, chịu bục tốt hơn nhiều so với cả loại giấy được mệnh danh “giấy thép” như giấy bao ximăng!
Giáo viên hướng dẫn đề tài của Kim Hoàng nhận xét: “Tuy còn một số vấn đề vẫn chưa có điều kiện đánh giá rõ, như chất thải trong sản xuất giấy từ nguyên liệu lục bình có gây khó khăn trong khâu xử lý ra môi trường hơn chất thải trong sản xuất giấy làm từ nguyên liệu bột gỗ hay không, nhưng theo tôi khả năng ứng dụng của đề tài này là khả thi cả về mặt sản xuất và kinh tế”.
Còn Kim Hoàng thì hớn hở với kết quả đạt được: “Về lý thuyết, giấy làm từ lục bình sau một thời gian ngắn sẽ tự hủy nên rất thích hợp làm túi đựng thay thế túi nilông để bảo vệ môi trường. Nếu được áp dụng trong sản xuất sẽ bổ sung một nguồn nguyên liệu nữa trong ngành công nghiệp sản xuất giấy, nâng cao giá trị kinh tế của cây lục bình có rất nhiều ở quê mình”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận