12/12/2007 09:00 GMT+7

Lalique nghệ thuật đỉnh cao

Theo YÊN THƯ Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
Theo YÊN THƯ Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Những thương hiệu mạnh thật sự có thể duy trì tiếng tăm của mình trong thời gian dài tính bằng thế kỷ. Nhưng một thương hiệu được các bảo tàng danh tiếng thế giới luôn rộng cửa trân trọng đón tiếp và được các nhà sưu tập săn tìm sản phẩm thì quả thật chỉ đếm trên đầu ngón tay. LALIQUE chính là một trong những thương hiệu hiếm hoi vươn đến tầm cỡ ấy.

iNFHsozF.jpgPhóng to
Trâm cài áo (Chất liệu: Vàng, bạc, men, ngọc trai, kim cương)
Những thương hiệu mạnh thật sự có thể duy trì tiếng tăm của mình trong thời gian dài tính bằng thế kỷ. Nhưng một thương hiệu được các bảo tàng danh tiếng thế giới luôn rộng cửa trân trọng đón tiếp và được các nhà sưu tập săn tìm sản phẩm thì quả thật chỉ đếm trên đầu ngón tay. LALIQUE chính là một trong những thương hiệu hiếm hoi vươn đến tầm cỡ ấy.

Cha đẻ của thương hiệu nổi tiếng này chính là René Lalique, chào đời vào năm 1860 tại A, một thị trấn trong tỉnh Marne thuộc vùng hành chính Champagne-Ardennes của Pháp. Là người có thiên khiếu nghệ thuật khác thường, ông đã sáng tạo những sản phẩm độc đáo vô song, đặc biệt trong hai lĩnh vực: đồ trang sức và pha lê.

Sự phục hưng của ngành kim hoàn Pháp vào cuối thế kỷ XIX chủ yếu nhờ công lao của René Lalique và ông đã được mệnh danh là “nhà sáng tạo trang sức nghệ thuật”. Bàn tay ma thuật của ông đã biến nguyên liệu kim hoàn thành những món trang sức vô cùng tao nhã và thanh thoát.

Nhưng đỉnh cao trong sự nghiệp của ông chính là các sản phẩm pha lê. Ở tuổi ngoài 50, từ vị thế của một người tiên phong trong ngành trang sức nghệ thuật, ông chuyển niềm đam mê sáng tạo sang thủy tinh, mà một trong những nét độc đáo là tạo được màu trắng mờ cho pha lê.

Cuối thế kỷ XIX cho đến đầu thế kỷ XX là thời kỳ thịnh vượng của nước Pháp cùng những tập tục ăn uống hết sức cầu kỳ. Các xưởng sản xuất pha lê mỹ nghệ nở rộ, cung cấp các loại ly, chén, dĩa hảo hạng cho giới quý tộc. Năm 1913, René Lalique quyết định mua một xưởng thủy tinh ở Paris. Chỉ trong vài năm, ông đã làm một cuộc cách mạng trong chế tác pha lê nghệ thuật và tên tuổi ông nổi lên như ngôi sao sáng thời bấy giờ. Vật liệu thủy tinh đã được René dùng để diễn đạt tư duy nghệ thuật cho đến khi ông qua đời.

R5B3blTU.jpgPhóng to WsrQkKMO.jpg
Trâm cài áo (Chất liệu: Vàng, men, đá opal, bạc) Mặt dây chuyền (Chất liệu: Vàng, thủy tinh, men, kim cương)
ZNgIk9Zy.jpgPhóng to
Trâm cài tóc (Chất liệu: Vàng, kim cương, ngọc trai hổ phách)

Những dự án kiến trúc mà René Lalique tham gia tiếp theo, như thiết kế và sản xuất vật liệu trang trí chỗ ngồi cho dàn đồng ca trong Nhà thờ Vierge Fidèle ở Normandie, trang trí cho Nhà thờ Saint-Mathieu ở đảo Jersey, trang trí phòng ăn cao cấp cho con tàu nổi tiếng Normandie, thiết kế hệ thống cửa sảnh tiếp tân trong lâu đài của công chúa Nhật Bản Asaka (xây dựng vào đầu thập niên 1930, hiện là Bảo tàng Nghệ thuật ở Tokyo)… cũng đóng góp một phần khá lớn vào sự nghiệp lừng lẫy của ông.

3dofb1J0.jpgPhóng to

Tượng Vệ nữ khỏa thân (Pha lê đen)

René Lalique được các nghệ sĩ đương thời cũng như các nhà sưu tập yêu thích và ngưỡng mộ. Từ London đến Saint-Petersbourg, tất cả các hoàng cung và viện bảo tàng đều mở rộng cửa đón tiếp những tuyệt tác nghệ thuật của ông. Nhiều sản phẩm Lalique bị sao chép giả mạo bởi hàng trăm nghệ sĩ không chỉ ở Pháp mà trên toàn thế giới.

Ngày 1/5/1945, René Lalique qua đời tại Paris ở tuổi 85. Sự ra đi của ông là một mất mát lớn lao cho ngành kính nghệ thuật thế kỷ XX, như nhà sưu tập lừng danh Calouste Gulbenkian đã nói về ông: “Thế giới đã mất một con người vĩ đại. Ông là một trong những tài năng lớn nhất trong lịch sử nghệ thuật. Phong cách cá nhân và sự tưởng tượng tinh tế của ông luôn được các thế hệ sau ngưỡng mộ và học hỏi”.

Sản phẩm kim hoàn Lalique

5O5lXsPL.jpgPhóng to
Tượng Phật (Pha lê hổ phách)

Khi René Lalique bắt đầu sự nghiệp vào năm 1882, kim hoàn chưa được xem là một sản phẩm nghệ thuật. Những sáng tạo mang tính đột phá của René đưa ông trở thành cây đại thụ trong nghệ thuật đồ trang sức.

Lấy cảm hứng từ thế giới thiên nhiên, cỏ cây và côn trùng, được René trau chuốt đưa vào các sản phẩm nữ trang với những chủ đề mang tính ẩn dụ, kết hợp hình nữ nhân và các loài bướm, chuồn chuồn, ong… để tôn vinh vẻ đẹp của thế giới tự nhiên. Qua bàn tay tài hoa của ông, cỏ cây trở nên độc đáo, động vật trở nên hoang đường còn phụ nữ thì bí ẩn và quyến rũ hơn. Ông cũng tận dụng các vật liệu khác như sừng, ngà voi, đá, men và kính kết hợp hài hòa với vàng và đá quý.

Tại các hội chợ uy tín tổ chức tại châu Âu và Mỹ như ở Turin (Ý) năm 1902, Berlin (Đức) năm 1903 và Saint - Louis (Hoa Kỳ) năm 1904, sản phẩm của Lalique luôn được các nhà sưu tập, bảo tàng và cung điện hoàng gia tranh nhau mua.

Nữ trang kim hoàn của Lalique hiện tiếp tục được các bảo tàng và nhà sưu tập tư nhân săn tìm.

Pha lê Lalique

Cho đến nay mặt hàng pha lê Lalique vẫn giữ vị trí cao, cung cấp sản phẩm thủy tinh cho nhiều nước trên toàn cầu.

xzQ26XOE.jpgPhóng toki5gTXlK.jpg
Bình pha lê
FqEJOp87.jpgPhóng torIZxdOxe.jpg
Ly thủy tinh viền khung bạc

Lalique phát huy kỹ năng chế tác thủy tinh sản xuất mọi sản phẩm từ lớn đến nhỏ, từ trang trí nội thất đến vật dụng ăn uống, mà tất cả đều mang tính nghệ thuật. Ngoài những mặt hàng cao cấp phục vụ cho trang trí nội thất như cửa kính, vòi nước, đèn chùm, tượng, tranh tường…, đồ pha lê gia dụng của Lalique nổi tiếng trên thế giới với rất nhiều kiểu dáng, màu sắc rực rỡ và bắt mắt. Những hoa văn, họa tiết trong đồ pha lê luôn hấp dẫn người tiêu dùng bởi vẻ đẹp tự nhiên, sự trong trẻo và gần gũi.

Các loài hoa đẹp rực rỡ như cúc, hồng, ly ly, hay những con vật sinh động như chim công, gấu trúc, hươu cao cổ... đều được các nhà thiết kế của Lalique đưa vào những sản phẩm pha lê trang trí một cách khéo léo và sáng tạo.

Nước hoa Lalique

Việc sử dụng nước hoa để ướp hương cơ thể đã xuất hiện hàng ngàn năm trước đây. Người Ai Cập, Hy Lạp và La Mã cổ đại đều sử dụng dầu thơm và làm ra những vật dụng để đựng chúng. Đến thời kỳ phục hưng, các kiểu chai nước hoa bằng thủy tinh xinh xắn bắt đầu được chế tạo, nhưng chỉ với số lượng nhỏ.

jZMPa8Yt.jpgPhóng to
Nước hoa Lalique

Cho đến cuối thế kỷ XIX, các hãng sản xuất vẫn chưa thiết kế những chai riêng để đựng dầu thơm. Nước hoa được bán trong các chai nhỏ hình thức bình thường, các quý bà sau khi mua về sẽ rót vào những chai quý được thiết kế cầu kỳ với giá rất đắt.

Quá trình nghiên cứu và chế tác thủy tinh giúp René Lalique nhận ra có thể sản xuất đại trà nhiều mẫu mã chai đựng nước hoa với giá không cao. Tầm nhìn của ông mở đầu cho “một ngành kinh doanh mà thế giới chưa từng biết đến”, như lời xưng tụng của chủ nhân hãng mỹ phẩm danh tiếng Coty. Từ năm 1907, René sản xuất chai đựng nước hoa, trước hết là cho nhà Coty, rồi Roger & Gallet, Forvil, Houbigant, Gabilla, Molyneux, D’Orsay, Molinard, Worth…

96YmjJ7z.jpgPhóng to
Tượng Vệ nữ khỏa thân (Pha lê đen)

Vẻ ngoài những chai nước hoa hấp dẫn không thua kém mùi hương chứa bên trong. Mặc dù được sản xuất hàng loạt, sự kết hợp chặt chẽ giữa hai yếu tố tinh xảo và thẩm mỹ trong thiết kế đã khiến chúng trở thành những tác phẩm nghệ thuật. Ảnh hưởng từ cuộc cách mạng công nghệ và thương mại mà René khởi xướng có thể được nhìn thấy cho đến ngày nay, tạo sự hài hòa giữa nghệ thuật và công nghiệp.

Tiếp theo, nước hoa Lalique cũng nhanh chóng khẳng định vị trí trong dòng sản phẩm cao cấp. Đặc biệt các khách hàng thân thiết trung thành với thương hiệu này không chỉ vì mùi hương quyến rũ của nước hoa mà còn vì hình thức lộng lẫy của vỏ chai được thiết kế thay đổi theo từng mùa, mà họ có thể lưu giữ làm bộ sưu tập giá trị cho mình.

Theo YÊN THƯ Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên