07/10/2003 06:00 GMT+7

Kỹ thuật chụp ảnh cộng hưởng từ đoạt Nobel y học 2003

S.N (Theo Reuters, AP)
S.N (Theo Reuters, AP)

TT - Với những phát hiện dẫn đến phương pháp chụp ảnh dùng kỹ thuật cộng hưởng từ (MRI), hai nhà khoa học Paul Lauterbur (Mỹ) và Peter Mansfield (Anh) đã chia nhau vinh quang và số tiền thưởng 1,3 triệu USD của giải Nobel 2003.

tVg0tXqN.jpgPhóng to
Lauterbur (trái) và Mansfield
TT - Với những phát hiện dẫn đến phương pháp chụp ảnh dùng kỹ thuật cộng hưởng từ (MRI), hai nhà khoa học Paul Lauterbur (Mỹ) và Peter Mansfield (Anh) đã chia nhau vinh quang và số tiền thưởng 1,3 triệu USD của giải Nobel 2003.

Lauterbur là người phát hiện ra việc các dao động từ trường có thể tạo nên hình ảnh 2 chiều. Đồng nghiệp người Anh, Peter Mansfield hoàn thiện phương pháp này bằng một phương pháp toán học giải mã các tín hiệu được truyền về từ máy quét và chuyển chúng thành hình ảnh 3 chiều lập thể.

Kỹ thuật chụp ảnh cộng hưởng từ là một bước tiến nhảy vọt trong y học. Nó giúp ghi lại toàn bộ hình ảnh các nội tạng, não và tủy sống. Nguyên tắc cơ bản của kỹ thuật này là biến các nguyên tử hydro hiện diện khắp nơi trong cơ thể thành những bộ máy phát sóng vô tuyến cực mạnh, qua đó, máy chụp ảnh cộng hưởng từ biến các tín hiệu sóng thành hình ảnh ba chiều.

Kỹ thuật MRI cho kết quả chính xác và an toàn hơn kỹ thuật chụp X-quang, vì các tia X có thể gây hại đến cơ thể. Hiện thế giới có 22.000 máy chụp MRI và trên 60 triệu người chụp ảnh nội tạng bằng phương pháp mỗi năm.

S.N (Theo Reuters, AP)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên