Nhân dịp này, nhà trường cũng đã giới thiệu bộ sách giáo khoa chữ Braille (chữ nổi) dành cho học sinh từ lớp 1 cho đến lớp 12 với 311 quyển, 36.000 trang chữ nổi, 500 trang hình nổi. Đây được xem là bộ sách giáo khoa đầu tiên ở Việt Nam được xuất bản dành cho học sinh khiếm thị - thành quả từ sự lao động miệt mài của tập thể 20 thầy cô giáo trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu trong suốt 6 năm (từ 2002-2009).
Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu TP.HCM được thành lập từ năm 1926 với tên gọi đầu tiên Trường Mù Sài Gòn. Đến năm 1976, Bộ giáo dục sát nhập hai trường nam và nữ sinh mù và đặt tên là trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu với nhiệm vụ dạy văn hóa, hướng nghiệp dạy nghề, phục hồi chức năng, làm đồ dùng học tập cho người mù…
Trong 20 năm qua, đã có rất nhiều thế hệ học sinh khiếm thị được nhà trường đào tạo về văn hóa, dạy nghề nhằm giúp các em hòa nhập vào xã hội. Hiện nay, nhà trường vẫn tiếp tục dạy văn hóa cho hơn 200 em học sinh từ mẫu giáo cho đến bậc trung học phổ thông.
![]() |
Bộ sách giáo khoa chữ nổi dành cho HS khiếm thị từ lớp 1 đến lớp 12 được trưng bày tại lễ kỷ niệm 200 năm ngày sinh Louis Braille - Ảnh: Minh Đức |
![]() |
Các cựu GV, HS và khách mời tham quan các đồ dùng học tập dành cho HS khiếm thị sáng 14-2 - Ảnh: Minh Đức |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận