Phóng to |
Ông Huỳnh Đình Kết trong căn phòng chưa đầy 40m2 tại số 4 Hoàng Hoa Thám, vừa là nơi làm việc, vừa là nơi lưu giữ hiện vật của Nhà bảo tàng Huế - Ảnh: THÁI LỘC |
Theo bạn, các bảo tàng ở địa phương bạn đang ở là:
Đáng để ghé tham quanTừng ghé một lần, và không dự định ghé lạiChỉ nên ghé tham quan khi có triển lãm đặc biệtKhông biết ở địa phương mình có những bảo tàng nào
|
Thậm chí nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông - trưởng Phân viện Văn hóa nghệ thuật VN tại Huế - nhận định thẳng thắn: “Bảo tàng này không có cả danh lẫn thực! Người dân Huế có ai biết đến nó là gì đâu mà gọi là hữu danh?!...”. Cũng có người cám cảnh như ông Lê Văn Thuyên - tổng biên tập tạp chí Huế Xưa & Nay: “Nói Huế hiện nay chưa có bảo tàng thì có lẽ không ai tin, nhưng kỳ thực hiện nay TP Huế đâu có bảo tàng (trừ ba bảo tàng trực thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế gồm Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Huế, Bảo tàng cổ vật cung đình Huế, Bảo tàng Lịch sử - cách mạng Thừa Thiên - Huế - PV), được một cái trên danh nghĩa thì trong tình trạng chết dở sống dở...”.
Nhiệm vụ lớn - hiện vật quý
Ông Lê Văn Thuyên - giám đốc Nhà bảo tàng Huế giai đoạn đầu tiên - kể lại: từ sau năm 1975, ở Huế đã có một ban vận động thành lập bảo tàng cho TP Huế. Mô hình ban đầu được đưa ra là bảo tàng lịch sử văn hóa, nhưng sợ trùng lặp nội dung với Bảo tàng Tổng hợp tỉnh lúc ấy (nay là Bảo tàng Lịch sử và cách mạng), do đó một thời gian sau đổi thành Bảo tàng Văn hóa dân gian Huế.
"Tôi không hiểu vì sao Huế đầu tư quá ít cho văn hóa. Thành phố festival, thành phố văn hóa là gì trong khi ba nền móng tối thiểu là nhà triển lãm - bảo tàng, nhà hòa nhạc lẫn nơi diễn thuyết đều không có" Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông (trưởng Phân viện Văn hóa nghệ thuật VN tại Huế) |
Công cuộc sưu tầm và nghiên cứu hiện vật bắt đầu ngay sau khi thành lập. “Là một cơ quan trực thuộc phòng văn hóa thành phố nhưng “với tay” ra các huyện là rất khó, lại trong tình trạng gần như không có kinh phí, song chúng tôi cũng cố gắng bằng mọi cách vận dụng để thu thập. Để có hiện vật, chúng tôi từng lén lút thuê xe, thức đến 2g sáng đi đến các làng để đưa hiện vật về. Đó là lý do mà bảo tàng ngày nay có được những tảng đá mốc giới của làng Vu Lai xưa (nay là Lai Trung), nhiều tượng điêu khắc Champa và hiện vật thời Tây Sơn rất quý giá...!” - ông Thuyên kể.
Riêng giám đốc Nhà bảo tàng Huế hiện tại - ông Huỳnh Đình Kết nhớ lại ông từng cầm một chỉ vàng của gia đình trên tay định ứng mua một bức tượng rất quý cho bảo tàng, nhưng họ đòi giá cao hơn, đành phải “buông tay”. “Giá như bảo tàng có kinh phí hoạt động thì nhiều hiện vật quý đã không vuột khỏi tay như thế!” - ông Kết tiếc nuối.
Dù nguồn kinh phí “gần như số không”, nhưng đến nay bảo tàng này đã sưu tập được hơn 5.000 hiện vật gồm gốm, đồng, đá... là bằng chứng sống động của văn hóa dân gian, đặc biệt là đời sống tín ngưỡng vốn rất phong phú của người dân Huế. Trong đó, quý giá bậc nhất là sưu tập điêu khắc, bia “lá đề” thuộc văn hóa Champa và khá nhiều hiện vật đá quan trọng thể hiện dấu ấn của triều đại Tây Sơn. Hàng nghìn ảnh tư liệu về phong trào đấu tranh đô thị tại Huế... Đặc biệt là hơn 1 vạn trang tư liệu Hán - Nôm tại các làng xã vùng Huế đã được sưu tầm, nghiên cứu và số hóa. Trong thời gian qua, Bảo tàng Huế cũng đã phối hợp với một số đơn vị triển lãm một số hiện vật, hình ảnh; đáng chú ý là triển lãm các hiện vật thời Tây Sơn trên đất Huế và một số hoạt động nghiên cứu khác.
Chạy như trốn lụt!
Nhưng những hiện vật quý giá nói trên kể từ ngày tập trung về Nhà bảo tàng Huế thì cũng là lúc bắt đầu hành trình “chạy như trốn lụt”. Ông Nguyễn Duy Hiền - giám đốc Trung tâm Festival Huế, nguyên trưởng Phòng văn hóa Huế - cho biết sau khi thành lập bảo tàng, đến năm 1990 UBND TP Huế đã mạnh tay giao dãy nhà bên phải của UBND TP Huế hiện nay làm nơi làm việc và lưu trữ hiện vật của Bảo tàng Huế.
"Chuyện bảo tàng Huế có khi không còn ai nhắc tới, nhưng cứ hễ đến kỳ đại hội của thành phố là nó lại nổi lên. Đại hội nào cũng nhắc, cũng đưa vào nghị quyết là đầu tư cho bảo tàng, vậy mà tất cả vẫn giậm chân tại chỗ" Ông Lê Văn Thuyên |
Năm 2009, Phòng văn hóa TP Huế lấy nửa khu nhà trưng bày số 4 Hoàng Hoa Thám làm nơi làm việc, cơ quan này đã chia một gian phòng cho bảo tàng. Căn phòng chưa đầy 40m2 tại đây trở thành nơi cất giữ hiện vật, tư liệu sách vở, vừa là nơi làm việc của cán bộ. Còn về nhân sự, kể từ ngày thành lập với bảy biên chế, sau quá trình di chuyển đã “rơi rụng” giờ chỉ còn hai người: một giám đốc và một cán bộ nghiên cứu...
Ông Huỳnh Đình Kết cho biết ông đã liên tục đề xuất việc cấp trụ sở cho bảo tàng lên lãnh đạo TP, thường vụ Thành ủy... nhưng đến nay chưa thấy động tĩnh gì. Trong sự ngán ngẩm chung, ông Lê Văn Thuyên nói: “Thật ra TP Huế đã hứa sẽ giao trụ sở UBND TP hiện nay để làm bảo tàng sau khi hoàn thành trung tâm hành chính TP Huế (đang xây dựng) ở đường Tố Hữu. Nhưng điều quan trọng hơn là việc chuẩn bị đội ngũ cán bộ có tâm huyết, năng lực và các chuyên gia phục vụ bảo tàng. Về việc này thì TP Huế vẫn chưa có kế hoạch dù năm nào chúng tôi cũng đề nghị, xin đào tạo. Do đó nếu có trụ sở thì cũng không biết nhân lực đâu để mà làm!”.
______________
Kỳ 3: Cổ vật “triệu đô” thiếu kho chứa
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận