Kiểm soát đường huyết trong ngưỡng an toànNằm trên giường bệnh Bệnh viện Nội tiết TƯ, một bệnh nhân cho biết bà bị tiểu đường từ năm 2010 và luôn cố gắng kiểm soát đường huyết của mình vậy mà vẫn bị biến chứng suy thận. Hơn 3 tháng nay, số ngày nằm viện để điều trị biến chứng còn nhiều hơn số ngày ở nhà. Đối diện với giường bà là một bệnh nhân nam phải nhập viện vì ngất xỉu do hạ đường huyết. Ông thường xuyên bị biến chứng hạ đường huyết với các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn…
Điều trị tiểu đường cần đạt 2 mục tiêu: Kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng
Các chuyên gia khuyến cáo, yếu tố đầu tiên người bệnh cần thực hiện là kiểm soát đường huyết trong ngưỡng an toàn, đường huyết càng gần mức bình thường thì nguy cơ biến chứng càng giảm. Nên kiểm soát chỉ số đường huyết lúc đói (8 giờ – 10 giờ sau khi ăn) dưới 7 mmol/l, và đường huyết sau khi ăn 2 giờ dưới 10 mmol/l. Tuy nhiên, việc kiểm soát đường huyết là cần thiết nhưng chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu điều trị. Đó chính là lý do mà rất nhiều người bệnh có lượng đường huyết ở “vùng an toàn” nhưng biến chứng vẫn xuất hiện. Biến chứng là kết quả của cả một quá trình diễn biến kéo dài, còn đường huyết cho biết lượng đường trong máu ngay tại thời điểm đo mà thôi.
HbA1c – Chỉ số trung thực trong điều trị tiểu đườngTheo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, điều trị đái tháo đường phải đạt hai mục tiêu là kiểm soát đường huyết ở ngưỡng an toàn và phát hiện sớm để điều trị các biến chứng. Ổn định đường huyết bằng chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý, sử dụng thuốc đúng cách. Người bệnh không được bỏ bữa, hay ăn quá nhiều ảnh hưởng đến đường huyết. Đặc biệt đối với người bệnh tiểu đường tuyp 2, có trọng lượng cơ thể lớn, thì việc hạn chế tối đa các loại chất béo bão hòa (mỡ động vật) và các loại chất béo đã qua chế biến (margarin, các loại dầu ăn có nguồn gốc hóa học hay đã qua chiên xào rồi dùng lại), nên ăn những loại dầu thực vật như dầu oliu, dầu vừng… Hạn chế tối đa việc dùng trực tiếp những loại thức ăn có thành phần đường hấp thu nhanh như: bánh mì, đường kính uống trực tiếp. Về hoa quả, nên ăn những quả xanh như xoài xanh, bưởi, táo, mận…
Song song với ổn định đường huyết cần ngăn ngừa biến chứng bằng cách kiểm soát tốt chỉ số HbA1c. HbA1c là dạng gắn kết của đường trong máu với hemoglobin của hồng cầu, đời sống của hồng cầu trong máu kéo dài 120 ngày, do đó chỉ số HbA1c cho biết tình trạng đường huyết trong suốt 3 tháng gần nhất. Người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ ăn trong một vài ngày là đường huyết giảm nhưng HbA1c chỉ giảm khi tuân thủ điều trị trong cả 3 tháng. Vì vậy, đây là chỉ số trung thực nhất để đánh giá kết quả điều trị. Theo hai nghiên cứu quy mô lớn - UKPDS (The UK Prospective Diabetes Study) và DCCT (The Diabetes Control and Complications Trial) - cho thấy người bệnh tiểu đường nếu giảm HbA1c < 7,2% thì giảm mù tới 72%, suy thận giai đoạn cuối giảm 87%, cắt cụt chi giảm 67%. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cứ giảm HbA1c được 1% thì giảm nguy cơ biến chứng vi mạch tới 20-30%, giảm 43% nguy cơ cắt cụt chi hoặc tử vong do bệnh mạch máu ngoại biên và 16% nguy cơ suy tim. Người bệnh nên kiểm soát để chỉ số này nhỏ hơn 6,5%.
Lời khuyên của chuyên gia đối với người bệnh tiểu đường là nên sử dụng các thảo dược như: trái khổ qua, tảo Spirulina, dây thìa canh, hoài sơn, thương truật, sinh địa và linh chi cho tác dụng ổn định đường huyết và kiểm soát tốt chỉ số HbA1c giúp ngăn ngừa biến chứng.
Viên tiểu đường TĐCARE được tinh chất từ 7 thảo dược quý: khổ qua, tảo Spirulina, dây thìa canh, hoài sơn, thương truật, sinh địa và linh chi có tác dụng ổn định đường huyết, kiểm soát tốt chỉ số HbA1c, giảm cholesterol và mỡ máu. Kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý, viên tiểu đường TĐCARE sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường và người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường có được chỉ số đường huyết ổn định, tránh xa các biến chứng nguy hiểm do tiểu đường gây ra. Tham khảo thêm thông tin về sản phẩm tại website: http://tieuduong360.com hoặc gọi đến số 1900 6436 để được tư vấn trực tiếp. Số GPQC: 421/2011/TNQC-ATTP. Sản phẩm không phải là thuốc và không có chức năng thay thế thuốc chữa bệnh |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận