08/09/2006 07:01 GMT+7

Khoảng cách thế hệ

Thạc sĩ TRẦN THÀNH NAM(khoa tâm lý học Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội)
Thạc sĩ TRẦN THÀNH NAM(khoa tâm lý học Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội)

TT - Mẹ mắng em là đồ “mất nết”, nhất là từ khi em trượt đại học thì mẹ kết luận: vì “mất nết” nên mới hỏng thi. Mà chuyện có gì đâu, mẹ tình cờ bắt gặp một bạn trai cầm tay em. Em quá buồn và tuyệt vọng. Sao mẹ chẳng hiểu, an ủi em mà lại cứ mắng suốt... (ngthuytrang@...)

Em chẳng hòa thuận được với cha mẹ. Cha mẹ cố áp đặt em phải mặc đồ gì, hẹn hò với ai, được nói chuyện bao lâu qua điện thoại. Tại sao cha mẹ không hiểu con và để con tự quyết khi đã đủ trưởng thành? (T.L.M., nam, 16 tuổi)

Con gái tôi năm nay đã bước vào tuổi trăng rằm. Ở trường, các thầy cô giáo và bạn bè đều quí mến cháu. Hàng xóm ai cũng khen là cháu ngoan, có duyên, lễ phép với mọi người. Thế nhưng trong gia đình cháu lại gây ra nhiều lo lắng, băn khoăn cho cha mẹ...

Nhiều lúc cháu hờn dỗi, bướng bỉnh, cãi lại bố mẹ, chê bố mẹ bảo thủ rồi mắng mỏ nạt nộ em. Cháu hay ngủ dậy muộn, phải để bố mẹ gọi mãi mới dậy. Ngủ buổi trưa nếu không có người đánh thức thì sẽ ngủ đến chiều. Nhờ làm việc gì cháu cũng chậm chạp lề mề, loay hoay với gương lược hàng giờ mới ra được khỏi phòng. Khi xong việc, cháu không chịu sắp xếp dọn dẹp cho gọn gàng sạch sẽ. Phòng ngủ của cháu luộm thuộm, sách báo, gương lược và đồ trang điểm vứt lộn xộn trên bàn lẫn cả tóc rụng nhiều ngày dồn lại...

Điều cuối cùng tôi thường vui vẻ trao đổi với những bạn trẻ tuổi mới lớn: Tại sao phải “quá buồn và tuyệt vọng” khi mà chỉ cần “buồn một chút” là được. Tại sao phải “ghét” khi “một chút không thích” là ổn. Tại sao lại “điên tiết” khi “hơi giận một chút” là đủ. Như vậy sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Và quan trọng nhất là ta đã thành công trong việc duy trì sợi dây tình cảm thiêng liêng giữa cha mẹ và con cái.

Là một người cha tôi rất lo lắng và sốt ruột về hành vi, sinh hoạt của cháu, vì vậy tôi quyết tâm siết chặt kỷ luật để rèn cháu vào nề nếp. Nhưng những gì mà tôi nhận được là phản ứng kịch liệt, thậm chí cố tình làm trái tất cả những mong muốn của cha mẹ. Tôi tự hỏi không biết cháu có thấu hiểu nỗi lo nghĩ của cha mẹ không?(Một người cha)

- Trước những tình huống như thế này, lời tư vấn tôi đã gửi các bậc phụ huynh cũng như các bạn trẻ: Về phía cha mẹ, cha mẹ hãy luôn là những người bạn lớn của con cái mình. Đừng tưởng những lời nói to, sỉ nhục sẽ khiến trẻ xấu hổ và nhanh chóng sửa được lỗi lầm. Hãy nhớ rằng “đứa trẻ lớn lên trong sự sỉ nhục to tiếng, sau này sẽ dễ trở nên ương ngạnh, cục cằn, thô bạo, tiêu cực và nhụt chí”.

Còn với các bạn trẻ, tôi đề nghị hãy bớt đi sự ích kỷ cũng như tự ái bản thân để hiểu và thông cảm với cha mẹ mình hơn. Qua những dòng tâm sự của người cha ở trên, cần nhìn ra sự không hài lòng từ phía cha mẹ, coi những lời la mắng là những cảnh tỉnh chân tình và hoàn toàn không toan tính, ác ý. Nếu có cái nhìn như thế chắc chắn sẽ tránh được các hiểu lầm nhỏ nhặt, không đáng có trong gia đình.

Hãy hiểu rằng đằng sau những lời nói có phần gay gắt, nặng nề của cha mẹ trước hết là tình thương và trách nhiệm của người cha người mẹ, mong muốn khích lệ con cái vươn lên hoàn thiện mình.

Thạc sĩ TRẦN THÀNH NAM(khoa tâm lý học Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên