Nhưng tỉ lệ chọi ấy chẳng đáng là bao so với cuộc đua “Giấc mơ sân cỏ”: với khoảng 60.000 thí sinh tuổi 13-15 của 63 tỉnh thành sẽ tham gia tranh tài để tranh ba suất vào Học viện Aspire (Qatar). Với tỉ lệ chọi này, một giảng viên đại học đã bảo: khó không thua việc kiếm học bổng vào Đại học Harvard!
Nhiều người tỏ ra nghi ngờ về con số thí sinh ban tổ chức “Giấc mơ sân cỏ” đưa ra. Đúng là con số ấy lớn thật nhưng không hão huyền đâu. Tại TP.HCM, nơi phần lớn phụ huynh chỉ tập trung ép con học văn hóa nhưng cứ vào hai ngày cuối tuần, sân Hoa Lư có rất đông trẻ con đến học đá bóng.
Còn ở Nghệ An mỗi khi CLB Sông Lam Nghệ An mở lớp tuyển sinh bóng đá, trẻ con ở các huyện kìn kìn kéo nhau về dự với mơ ước “sẽ trở thành anh Công Vinh”. Vì vậy, tính trung bình mỗi một tỉnh thành ở VN sẽ có tròm trèm 1.000 em thí sinh tham gia tranh tài ở chương trình “Giấc mơ sân cỏ” là một bài tính không viển vông.
Thật ra, chuyện mê đá bóng và khát khao đổi đời bằng bóng đá là điều không mới ở VN. Từ rất lâu, việc rồng rắn xếp hàng nộp đơn thi vào các trung tâm đào tạo bóng đá trẻ là chuyện rất đỗi bình thường. Vì vậy, các vị HLV nước ngoài khi đến làm việc với bóng đá VN đều tấm tắc bảo: đây là một quốc gia có tiềm năng dồi dào để phát triển bóng đá.
Ấy vậy đã bao nhiêu năm rồi, môn thể thao vua vẫn cứ ì à ì ạch trên cái nền mà ai cũng mơ ước là cớ làm sao? Câu hỏi này xin gửi đến các quan chức Liên đoàn Bóng đá VN suy ngẫm và tự vấn...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận