01/10/2009 02:33 GMT+7

Khi trẻ bỗng nhiên bị liệt

BS HOÀNG TRỌNG TẤN (Đại học Y dược Huế)
BS HOÀNG TRỌNG TẤN (Đại học Y dược Huế)

TT - Trong phiên trực tại bệnh viện, thỉnh thoảng chúng tôi tiếp nhận bệnh nhi bị yếu hoặc liệt tay chân. Khi đã loại trừ những bệnh có triệu chứng tương tự như sốt bại liệt hay các bệnh lý thần kinh khác, chúng tôi xác định bệnh liệt chu kỳ (Periodic paralysis).

Nhìn từ phòng khám:

Khi trẻ bỗng nhiên bị liệt

TT - Trong phiên trực tại bệnh viện, thỉnh thoảng chúng tôi tiếp nhận bệnh nhi bị yếu hoặc liệt tay chân. Khi đã loại trừ những bệnh có triệu chứng tương tự như sốt bại liệt hay các bệnh lý thần kinh khác, chúng tôi xác định bệnh liệt chu kỳ (Periodic paralysis).

Bệnh liệt chu kỳ xuất hiện ở lứa tuổi thanh thiếu niên, thông thường từ 10-16 tuổi, đôi khi có trường hợp nhỏ hơn 10 tuổi.

Bệnh được  chia làm ba loại: liệt chu kỳ hạ kali máu, tăng kali máu và kali máu bình thường. Trong đó hạ kali máu là bệnh hay gặp nhất, do di truyền. Loại tăng kali máu gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Cơn liệt điển hình thường xảy ra lúc nửa đêm gần sáng với cảm giác yếu chân tay, sau đó xuất hiện:

- Liệt ở hai chân, rồi tiếp theo liệt ở hai tay, hiếm khi liệt hai tay trước. Đây là loại liệt mềm. Khám thấy phản xạ gân xương giảm hoặc mất, giảm phản xạ da.

- Cơ ở chân có cảm giác nặng hơn bình thường.

- Các cơ ở mặt, ở mắt, hầu họng và cơ hoành ít khi bị tổn thương.

Yếu tố khởi phát cơn liệt:

- Ăn nhiều bột hoặc nhiều đường trước đó.

- Hoạt động thể lực quá mức gây mệt mỏi.

- Bị nhiễm lạnh.

Diễn tiến của bệnh: sau cơn liệt bệnh nhân có cảm giác đau đầu, tiểu nhiều hay tiêu chảy. Thông thường vài tuần có thể bị một lần, càng lớn tuổi cơn liệt càng thưa dần. Rất hiếm xảy ra liệt cơ hô hấp, gây tử vong hoặc rối loạn dẫn truyền tim mạch. Khi hết cơn liệt, cơ nào liệt sau sẽ hồi phục trước.

Những trường hợp bị bệnh liệt chu kỳ thường bệnh nhân không sốt, không ho, không khó thở, tỉnh táo, hỏi trả lời chính xác, không có dấu hiệu tổn thương màng não như: đau đầu, nôn mửa, cứng cổ và co giật... Bác sĩ thường cho làm xét nghiệm ban đầu tìm nồng độ kali trong máu, nếu kali máu giảm so với bình thường, đồng thời làm điện cơ cho thấy mất điện thế và làm điện tâm đồ cho phép chẩn đoán xác định thì sẽ cho điều trị ngay.

Dự phòng:

- Nên ăn hằng ngày những loại thức ăn chứa nhiều kali như cam, quýt, chuối và rau. Hạn chế ăn nhiều muối.

- Thực hiện chế độ ăn ít bột và đường.

- Không nên ăn một lúc quá nhiều (bữa ăn thịnh soạn).

- Không nên phơi mình ngoài trời lạnh.

BS HOÀNG TRỌNG TẤN (Đại học Y dược Huế)

BS HOÀNG TRỌNG TẤN (Đại học Y dược Huế)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên