04/03/2005 21:10 GMT+7

Khi nào mỹ thuật VN mới có những curator chuyên nghiệp?

Theo Lao Động
Theo Lao Động

"Curator" hiểu nôm na là người tổ chức triển lãm; còn curatorial là ngành học về curator. Nghề tổ chức triển lãm mỹ thuật ở VN vẫn hiện đang là con số không!

yWFracji.jpgPhóng to
Một tác phẩm trong triển lãm "Duyên xưa" của HS Nguyễn Quốc Dũng tại TPHCM 1-2005
"Curator" hiểu nôm na là người tổ chức triển lãm; còn curatorial là ngành học về curator. Nghề tổ chức triển lãm mỹ thuật ở VN vẫn hiện đang là con số không!

Bà Huỳnh Nga - Giám đốc TT MTĐĐ không gian xanh - TPHCM cho biết: "Công việc của một curator - thôi thì cứ hiểu nôm na, từa tựa công việc một người tổ chức chương trình biểu diễn văn nghệ, đâu phải cứ tập hợp họa sĩ, xem tranh, treo lên tường là xong? Công chúng tới xem, thấy thú vị, bàn luận dưới góc độ tác phẩm, thiết kế triển lãm, thậm chí thú vị từ lời giới thiệu họa sĩ, cái thiếp mời triển lãm... nghĩa là công sức âm thầm của một curator đã được ghi nhận". Ngoài chuyện lo chất lượng nghệ thuật của triển lãm, curator còn phải là người giỏi xin tài trợ.

Họa sĩ Trần Lương - người được cho là curator đầu tiên của giới họa sĩ phía bắc cho biết, ông bắt đầu làm curator năm 1999. Dù đã đứng ra làm curator cho hơn 40 triển lãm, họa sĩ Trần Lương vẫn gọi mình là nghiệp dư. Theo họa sĩ Trần Lương, hiện, cái khó và cái khổ của một người làm curator ở nước ta là, đây là công việc "phức tạp" vì đụng chạm trực tiếp và gián tiếp tới các cơ quan quản lý văn hoá; và khó nhất là làm việc với các nghệ sĩ thị giác.

Ông Đào Minh Tri - Phó Tổng thư ký Hội Mỹ thuật TP.HCM cho biết, 7 năm qua, với sự tài trợ của Quỹ Ford, vào hai năm 1998 và 9.2003, chúng ta mới tổ chức hai lớp gọi là quản trị mỹ thuật, có chạm tới vấn đề curatorial, chủ yếu dành cho một số cán bộ quản lý, chủ một số phòng tranh lớn ở Hà Nội và TPHCM.

Theo đánh giá của Họa sĩ Trần Lương: Sau 6 năm, đến nay, đã bắt đầu có chút nhịp nhàng trong quan hệ giữa curator và một số nghệ sĩ đương đại. Curatorial hiện nay ở nước ta, cũng theo đánh giá của ông Lương, mới chỉ ở mức nghiệp dư. Vậy tới khi nào mỹ thuật VN mới có những curator chuyên nghiệp?

Câu trả lời của ông Lương vẻ hơi... bi quan: "Cũng còn lâu. Tạm thời chấp nhận đi lên từ những gì sẵn có (đang con số không!), chúng ta phải chờ đào tạo ít nhất 7 năm, bắt đầu từ bây giờ, đào tạo curator ở những trường mỹ thuật tốt nhất trên thế giới".

Theo Lao Động
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên